Biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự?

bởi PhuongMai
Biến tướng của tục "bắt vợ" có dẫn đến trách nhiệm hình sự

Tục “bắt vợ” hay còn có cách gọi khác là “kéo vợ” là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đây vốn là một phong tục bắt nguồn từ đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội; nhiều phong tục, tập quán mang ý nghĩa tốt đẹp bị mai một; thậm chí bị biến đổi ý nghĩa; trở thành những “hủ tục” xấu xí trong mắt mọi người. Tục “bắt vợ” chính là một trong số những phong tục tập quán tốt đẹp bị biến tướng như vậy. Vậy biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Cách đây vài ngày, mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh “kéo vợ”. Đoạn clip sẽ không có gì nếu như trong đó không phải là cảnh một nhóm thanh niên xúm lại cố gắng lôi kéo một cô gái mặc sự phản kháng của cô gái đó. Điều đáng nói hơn là thái độ dửng dưng, thậm chí cười cợt của những người xung quanh. Qua sự chống trả quyết liệt của cô gái đó có thể thấy cô gái không hề đồng ý với việc “kéo vợ” này. Phải đến khi có sự xuất hiện của các chiến sĩ công an; cô gái mới được cứu. Được biết, cô gái trong đoạn clip mới chỉ 12 tuổi.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự

Tục “bắt vợ”

Tục “bắt vợ” là một phong tục tập quán mang ý nghĩa tốt đẹp của dân tộc Mông. Theo đó, người Mông thường có tục thách cưới. Thách cưới của người Mông thường rất nặng. Vậy nên, không phải ai cũng có thể đáp ứng được.

Trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ”; tục thách cưới được thể hiện rất rõ ở bố mẹ của Mị. Sau khi bố và mẹ Mị vay tiền của thống lí Pá Tra để cưới nhau; hai người làm cả đời vẫn chưa thể trả hết nợ. Chính vì chi phí cao và không phải ai cũng có thể đáp ứng được; từ đó sinh ra tục “bắt vợ”. Tục “bắt vợ” sẽ được diễn ra giữa những chàng trai, cô gái yêu nhau. Họ sẽ hẹn nhau tại một địa điểm. Đằng trai sẽ rủ theo một số người tham gia kéo cô gái về nhà mình. Cô gái sẽ giả vờ chống trả sau đó theo về. Sau đó, hai bên gia đình sẽ gặp mặt để chuẩn bị cho đám cưới. Dần dần, đây đã trở thành một phong tục lâu đời và có thể coi như một nghi lễ không thể thiếu trước khi đám cưới diễn ra.

Biến tướng của tục “bắt vợ”

Những biến tướng của tục “bắt vợ” không chỉ mới diễn ra gần đây; mà đã xuất hiện từ khá lâu trước đó. Từ một phong tục lâu đời và tốt đẹp; tục “bắt vợ” giờ trở thành ép cưới. Theo đó, một nhóm nam thanh niên sẽ tham gia kéo cô gái về nhà bất kể cô gái có đồng ý hay không hay giữa hai người có tình cảm; thỏa thuận từ trước hay không. Đáng buồn hơn, chính một bộ phận người lớn cũng đang dần hiểu sai về tục lệ này. Được biết, sau khi kéo được cô gái về nhà. Gia đình hai bên phải gặp mặt nhau. Và nếu gia đình cô gái đồng ý, đám cưới mới có thể diễn ra. Nhưng không ai có thể chắc chắn một nhóm thanh niên có thể làm gì một cô gái sau khi kéo cô gái đi như vậy.

Trách nhiệm đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

Theo đó, hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có thể dẫn tới vi phạm 02 điều kiện kết hôn: hôn nhân dựa trên nền tảng tự nguyện và độ tuổi kết hôn.

Hành vi vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; pháp luật cấm các hành vi sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Yêu sách của cải trong kết hôn.
  • Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn.
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.
  • Bạo lực gia đình.
  • Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Bên cạnh đó, do một số sự khác biệt về mặt đời sống mà những người sinh sống tại đây thường sẽ có xu hướng kết hôn sớm. Nhiều trường hợp chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn là từ đủ 20 tuổi với nam và từ đủ 18 tuổi với nữ đã kết hôn. Điều này vi phạm quy định về điều kiện kết hôn và cụ thể đây được coi là hành vi tảo hôn.

Mức phạt hành chính đối với hành vi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; hành vi cưỡng ép kết hôn, tảo hôn có thể phải đối mặt với các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi: cưỡng ép người khác kết hôn tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi: cưỡng ép kết hôn.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi biến tướng của tục “bắt vợ”

Hành vi vi phạm hình sự

Bên cạnh đó, hành vi cưỡng ép kết hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn.

Hình phạt đối với hành vi

Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi “kéo vợ” có thể vi phạm một số tội liên quan đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác hay không?

Hành vi này hoàn toàn có thể vi phạm vào một số tội liên quan đến tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác.

Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự không?

Hành vi biến tướng của tục “bắt vợ” có dẫn đến trách nhiệm hình sự mà cụ thể là hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm