Bỏ chạy khi có tín hiệu dừng xe của cảnh sát giao thông bị xử lý như thế nào ?

bởi Luật Sư X
bỏ chạy

Việc chúng ta đang ung dung đi trên đường bất chợt bắt gặp yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông thì thông thường bạn sẽ làm gì? Có rất nhiều người mang tâm lý sợ sệt đối với cảnh sát giao thông nên khi gặp tín hiệu yêu cầu dừng xe thì thường tăng ga hoặc quay đầu xe bỏ chạy dù không biết mình có bị xử phạt hay không? Vậy hành vi này của người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý như thế nào? Để biết đáp án hãy đọc bài viết này của Luật sư X nhé.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Có nên quay đầu xe hoặc tăng ga bỏ chạy khi gặp tín hiệu yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông hay không?

Trong tâm lý của phần lớn người dân Việt Nam khi lưu thông trên đường bộ rất e ngại hay sợ sệt khi gặp cảnh sát giao thông vì sợ bị xử phạt. Chính vì tâm lý này nên mỗi khi người điều khiển phương tiện giao thông gặp tín hiệu yêu cầu dừng xe của các đồng chí cảnh sát giao thông thì thường sẽ có hành vi tăng ga hoặc quay đầu xe bỏ chạy dù người dân chưa biết mình có bị xử phạt hay không. Vì hành vi bỏ chạy này khiến cho người dân vô tình đã vi phạm phải lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông“, và hành vi này của người điều khiển phương tiện là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người điều khiển phương tiện sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi gây ra. Do đó, dù là lý do gì người điều khiển phương tiện cũng không nên quay đầu xe hoặc tăng ga bỏ chạy khi gặp tín hiệu yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông.

2. Hình thức xử lý:

Xử lý hành chính

Như đã nói ở trên thì hành vi tăng ga hoặc quay đầu xe bỏ chạy khi gặp tín hiệu dừng xe của cảnh sát giao thông đã vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông và thông thường hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính nếu như không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Và cụ thể theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ


5. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:


b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.


Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ


4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:


m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

Theo đó, mức xử phạt mà điều khiển phương tiện phải chịu khi quay đầu xe bỏ chạy khi có tín hiệu yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông như sau:

  • Đối với ô tô: phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm
  • Đối với xe gắn máy, xe mô tô: phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm 

Xử lý hình sự:

Bên cạnh việc xử lý hành chính thì trong trường hợp hành vi tăng ga hay quay đầu xe bỏ chạy khi có tín hiệu yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng gây nguy hiểm cho xã hội người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể người điều khiển phương tiện có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:


d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

Theo đó, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối hành vi tăng ga hay quay đầu xe bỏ chạy khi có tín hiệu yêu cầu dừng xe của cảnh sát giao thông nếu hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng mang tính nguy hiểm cho xã hội.

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình bỏ chạy này mà để lại hậu quả nghiêm trọng khác như chống đối cảnh sát, gây tai nạn cho người đi đường,… thì sẽ bị xem xét xử lý hình sự về các tội tương ứng như tội chống người thi hành công vụ…. Mức phạt đối với hành vi bỏ chạy khi gặp tín hiệu dừng xe của cảnh sát giao thông là tương đối nặng. Nếu như đang điều khiển phương tiện mà gặp phải tín hiệu yêu cầu dừng xe thì chỉ cần dừng lại và thực hiện theo hướng dẫn của các đồng chí cảnh sát thì nếu bạn không bị phạm lỗi và đầy đủ giấy tờ thì sẽ được cho đi và không bị phạt. Tuy nhiên, nếu như người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì mọi việc sẽ phức tạp hơn và sẽ có thể gây ra những hậu quả khó mà lường trước. Đã không có ít trường hợp người điều khiển phương tiện tăng ga hoặc quay đầu xe bỏ chạy bị cảnh sát giao thông đuổi theo và trong quá trình bỏ chạy đã gây tại nạn gây chết người hoặc khiến chính bản thân mất mạng. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ càng trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào của mình để không phải hối tiếc.

 

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm