Căn cứ:
- Thông tư 01/2016/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Quyền hạn của CSGT được quy định cụ thể trong điều 5, thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:
Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
CSGT có 8 quyền hạn là:
1. Dừng phương tiện giao thông
Việc dừng phương tiện giao thông nhằm kiểm tra, giám sát giấy tờ, đảm bảo người điều khiển phương tiện đủ điều kiện tham gia giao thông. Nhưng có nhiều trường hợp quyền hạn này bị lạm dụng gây khó khăn cho người tham gia giao thông
2. Xử lý vi phạm hành chính
Một trong những lí do gây mất cảm tình của người dân với CSGT. Tuy nhiên, nhờ nó mà CSGT có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm ở mức độ nhẹ (hành chính) của người tham gia giao thông và một số lĩnh vực khác.
3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn
CSGT được tạm giữ giấy tờ, phương tiện, người điều khiển phương tiện để đảm bảo thực hiện xử phạt hành chính theo đúng quy định. (Thường là do người vi phạm không có tiền hoặc số tiền quá lớn không thể nộp tại chỗ)
4. Yêu cầu cá nhân, tổ chức phối hợp
Tránh trường hợp, tổ chức cố tình không hợp tác gây cản trở pháp luật. Tạo thuận lợi cho hoạt động của CSGT
5. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
Giúp CSGT có thể ngay lập tức trấn áp những đối tượng manh động, bất hợp tác, hạn chế nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
6. Trưng dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc
Kịp thời xử lí vi phạm, đảm bảo công tác thực thi pháp luật không bị gián đoạn. Song đôi khi gây băn khoăn cho người có phương tiện bị trưng dụng vì “không biết đòi thế nào”?
7. Tạm đình chỉ giao thông, phân luồng giao thông
Đảm bảo giao thông thuận lợi, thông suốt. Ngoài ra còn để phục vụ những tình huống trọng đại hay khẩn cấp
8. Quyền hạn khác
Điều khoản mở nhằm tránh trường hợp CSGT bị bó tay trước những tình hình mới. Nhưng khiến những người bị dừng xe khá “băn khoăn” vì không biết quyền hạn cụ thể của CSGT là gì?
Trên đây là 8 quyền hạn của CSGT. Theo bạn thì những quyền hạn này đã đủ chưa, hay quá nhiều?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền hạn của cảnh sát giao thông. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.