Trong thực tiễn, đều có thể thấy rảng có những trường hợp khi cha mẹ bán đất cho con được cho là hợp pháp và cần có hợp đồng chuyển nhượng phải có cả chữ ký của con cái của họ thì mới có hiệu lực. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem như một trong những chứng thư pháp lý mà người sử dụng đất có những quyền về sở hữu, chiếm hữu, sử dụng đã được nhà nước xác nhận theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu nhà đất hợp pháp để người sử dụng đất thực hiện những quyền lợi của mình. Vậy khi cha mẹ bán đất cho con thì có làm hợp đồng chuyển nhượng? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bố mẹ bán đất cho con” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Bố mẹ bán đất cho con có cần làm hợp đồng chuyển nhượng không?
Tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Và tại Điều 64, Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”
Như vậy, căn cứ quy định trên thì việc mua bán đất đai phải được công chứng, chứng thực. Nếu các bên mua bán đất đai mà không có công chứng, chứng thực sẽ không có hiệu lực, sẽ không thể sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy nên cho dù là mua bán của người thân bạn cũng phải lập hợp đồng chuyển nhượng và phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Hậu quả pháp lý khi bán đất không cho con biết
Trường hợp cha mẹ tự ý chuyển nhượng đất của hộ gia đình mà không cho con biết hoặc cho biết nhưng vẫn chuyển nhượng dù không có sự đồng ý của con cái thì việc chuyển nhượng đó sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định.
Khi Tòa án tuyên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì các bên chuyển nhượng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bồi thường nếu bên có lỗi gây thiệt hại cho bên còn lại (theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015).
Riêng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ hoặc riêng của cha hoặc của mẹ thì cha mẹ hoàn toàn có quyền tự quyết định mà không cần đến sự đồng ý của con; đồng thời con cái cũng không có quyền ngăn cản hay gửi đơn lên Tòa án tuyên việc chuyển nhượng đó vô hiệu. Nói cách khác, trường hợp này việc chuyển nhượng vẫn có hiệu lực (không có hậu quả gì).
Các loại thuế phí phải đóng khi tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở
Khi chuyển nhượng hoặc tặng cho đối với các đối tượng là người tặng cho và người được tặng cho bất động sản là vợ chồng với nhau; cha mẹ đẻ cha mẹ nuôi tặng cho nhà đất cho các con; bố mẹ chồng, bố mẹ vợ tặng cho nhà đất cho các con dâu, con rể, ông bà nội, ngoại tặng cho các cháu, và anh chị em ruột trong gia đình tặng cho nhau theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì sẽ thuộc trường hợp được miễn thuế vì những trường hợp này không nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận nên pháp luật sẽ không quy định phải đóng thuế nên sẽ được miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với các đối tượng khác nếu không thuộc vào các trường hợp không được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nêu trên thì vẫn phải đóng thuế theo đúng quy định khi chuyển nhượng hoặc tặng cho. Về mức thu lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định 140/2016/NĐ-CP đối với trường hợp nhận chuyển nhượng bất động sản bằng hợp đồng tặng cho nhà đất thì phải đóng lệ phí trước bạ 0,5% giá trị tài sản theo quy định của nhà nước. Về mức thuế thu nhập cá nhân quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC thì đối với trường hợp nhận chuyển nhượng bất động sản bằng hợp đồng tặng cho thì thuế thu nhập cá nhân phải đóng là 10% giá trị tài sản.
Việc quy định về trình tự thủ tục như vậy sẽ giúp hạn chế các tranh chấp đất đai cho các con về sau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo đúng các quy định của pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT PHẦN TRĂM MỚI NĂM 2023
- MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT ĐƠN GIẢN MỚI NĂM 2023
- BÁN ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ ĐƯỢC KHÔNG NĂM 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bố mẹ bán đất cho con” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chia nhà ở khi ly hôn … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng là đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp.
Trong đó, người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) phổ biến nhất là hộ gia đình, cá nhân.
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, con cái có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ nếu:
– Có quan hệ huyết thống (con đẻ), nuôi dưỡng (con nuôi);
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập nên quyền sử dụng đất.
Vì có chung quyền sử dụng nên sẽ có đầy đủ các quyền như chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất.
Theo quy định pháp luật đối với vấn đề sở hữu tài sản được chia thành ba loại: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Khi nhà ở thuộc diện sở hữu riêng của cá nhân thì căn cứ vào quy định tại Điều 206 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Do đó, khi thuộc trường hợp nhà là sở hữu riêng của cha, mẹ thì khi bán nhà không cần sự đồng ý của con cái.