Khi bố mẹ ốm đau, bệnh tật với vai trò là người làm con, lúc này người lao động thường sẽ có mong muốn nghỉ việc để có thời gian chăm sóc bố mẹ mình. Vậy nhiều thắc mắc đặt ra lúc này rằng khi bố mẹ ốm thì con sẽ được nghỉ làm bao nhiêu ngày và khi bố mẹ ốm con có được hưởng bảo hiểm không? Để nắm được quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này ra sao, bạn đọc hãy đọc nội dung bài viết dưới đây của LSX chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật
Chế độ ốm đau được biết đến là một trong những chính sách an sinh xã hội của nhà nước, chế độ này mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH khi họ tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, bệnh tật…
Tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
– Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Theo Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau”
Bố mẹ ốm con có được hưởng bảo hiểm không?
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 hiện hành chỉ ghi nhận duy nhất 01 trường hợp người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi người thân bị ốm, cụ thể như sau:
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, chỉ khi người lao động nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi ốm thì mới được hưởng chế độ ốm đau.
Như vậy, trường hợp nghỉ làm chăm bố mẹ ốm, người lao động sẽ không được cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau.
Nghỉ chăm bố mẹ ốm đau có được hưởng nguyên lương?
Khi bố mẹ của người lao động ốm đau thì lúc này với chữ “hiếu” của người làm con, người lao động sẽ thường có mong muốn nghỉ việc trong một khoảng thời gian để chăm sóc bố mẹ. Lúc này nội dung được quan tâm nhiều đến là có được hưởng nguyên lương trong trường hợp này hay không?
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, với lý do nghỉ chăm sóc bố mẹ ốm đau, người lao động có thể xin nghỉ làm theo một trong 02 trường hợp sau:
(1) – Xin nghỉ phép năm.
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ năm cho một người sử dụng lao động sẽ dành cho 12 – 16 ngày phép/năm. Ngoài ra, nếu cứ làm việc đủ 05 năm cho người sử dụng lao động đó thì người lao động còn được cộng thêm tương ứng 01 ngày phép.
Các bên có thể thỏa thuận để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Do đó, khi phải chăm sóc bố mẹ ốm đau, người lao động hoàn toàn có thể xin nghỉ phép năm. Trong những ngày nghỉ phép, người lao động tuy nghỉ làm nhưng vẫn sẽ được trả nguyên lương theo hợp đồng lao động.
(2) – Xin nghỉ không hưởng lương.
Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, khi không thuộc các trường hợp nghỉ do bản thân hoặc người thân kết hôn hoặc chết, người lao động muốn nghỉ làm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương.
Do đó, người lao động khi nghỉ chăm sóc bố mẹ ốm dài ngày có thể chọn phương án xin nghỉ không lương.
Như vậy, người lao động nghỉ làm chăm bố mẹ ốm có thể hưởng nguyên lương nếu nghỉ làm theo trường hợp nghỉ phép năm.
Bố mẹ ốm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Theo quy định phân tích nêu trên, thấy rằng sẽ tùy vào từng trường hợp xin nghỉ để chăm bố mẹ ốm đau mà thời gian nghỉ của người lao động sẽ là khác nhau:
* Trường hợp xin nghỉ phép năm:
Người lao động được nghỉ theo số ngày phép mà người đó được hưởng. Nếu làm đủ năm, người lao động sẽ được nghỉ:
– 12 ngày làm việc: Người làm việc trong điều kiện bình thường.
– 14 ngày làm việc: Người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– 16 ngày làm việc: Người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động có thâm niên làm việc 05 năm, 10 năm, 15 năm,… còn được cộng thêm tương ứng 01 ngày phép, 02 ngày phép, 03 ngày phép,…
* Trường hợp xin nghỉ không lương:
Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 không giới hạn cụ thể thời gian nghỉ không lương tối đa nên người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận với nhau.
Người lao động có thể nghỉ bao nhiêu ngày cũng được, miễn là người sử dụng lao động đồng ý. Tuy nhiên, do đây là trường hợp nghỉ không lương nên người lao động sẽ không có thu nhập trong thời gian nghỉ.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bố mẹ ốm con có được hưởng bảo hiểm không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn đề nghị tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
- Chế độ phép năm thâm niên được tính như thế nào năm 2023?
- Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?
- Có được tính nghỉ phép năm khi nghỉ ốm đau không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người làm việc trong điều kiện bình thường, được nghỉ ốm đai với số ngày là:
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Chế độ này có tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ mà còn với người sử dụng lao động. Đối với bản thân người lao động, chế độ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định đời sống.
Đối với người sử dụng lao động, bằng việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ ấy góp phần không nhỏ trong việc ổn định tâm lý, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.