Cá nhân có được lấy hóa đơn VAT không?

bởi Luật Sư X
Cá nhân có được lấy hóa đơn VAT không?

Chắc hẳn ai cũng nghe qua hóa đơn VAT hay nói cách khác là hóa đơn đỏ. Đây thực chất là hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Vậy khi mua hàng, cá nhân mua hàng hay sử dụng dịch vụ có được phép lấy hóa đơn VAT không?

Căn cứ:

  • Luật thuế giá trị gia tăng 2008
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC
  • Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn
1. Hóa đơn VAT là gì?

Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán theo quy định của luật kế toán nhằm ghi nhận thông tin bán các mặt hàng hóa về số lượng, sản phẩm, chi phí hoặc ghi nhận thông tin về việc cung cấp dịch vụ do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đó lập ra để kê khai với cơ quan nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng có thể hiểu nó là loại thuế đánh vào lợi nhuận của hàng hóa, dich vụ trong quá trình kinh doanh. Căn cứ Điều 2 luật thuế giá trị gia tăng đưa ra định nghĩa như sau: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.

Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Như vậy, hóa đơn VAT là hóa đơn thể hiện rõ phần thuế giá trị gia tăng, là hóa đơn chính thức do Bộ tài chính Việt Nam ban hành và áp dụng cho các tổ chức, cá nhân kê khai, tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Cá nhân có được lấy hóa đơn VAT mang về không?
Về cơ bản, cá nhân có quyền yêu cầu lấy hóa đơn VAT từ nơi mình mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Người bán hàng phải có nghĩa vụ in hóa đơn đỏ cho khách hàng khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, tuy nhiên vẫn có trường hợp không bắt buộc người bán phải xuất hóa đơn, căn cứ Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì trong trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không bắt buộc phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì
không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng nên mang hóa đơn VAT về vì nó sẽ cần thiết trong trường hợp bạn muốn khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc đổi sản phẩm khi có hư hại, hóa đơn đó với đầy đủ thông tin địa chỉ, ngày giờ mua hàng, yêu cầu của bạn sẽ dễ dàng hơn. 

3. Sẽ xử phạt nếu người bán nếu không giao hóa đơn cho người mua theo yêu cầu!
Phạt hành chính tối đa lên đến 8.000.000 đồng nếu người bán lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê căn cứ điểm d khoản 3 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;
c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

4/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm