Thủ tục xuất hóa đơn giá trị gia tăng

bởi Vudinhha

Hóa đơn giá trị gia tăng là thủ tục đáng quan tâm của những doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khẩu trừ. Trình tự thủ tục xuất hóa đơn bao gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Thông tư 26/2015/TT-BTC

Nội dung tư vấn:

1. Hóa đơn là gì? 

Hóa đơn có lẽ là cụm từ không còn xa lạ với những người bán và mua hàng. Đây là một loại chứng từ chứa đựng những thông tin hàng hóa mà bên bán cung cấp cho bên mua. Thường là các thông tin về tên doanh nghiệp bên bán, bên mua, thông tin sản phẩm như số lượng, giá cả, mã hàng hóa…

Còn Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn đỏ có VAT, chỉ được dùng cho những tổ chức kinh danh tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong hoạt động kinh doanh. 

Các đối tượng sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng bao gồm: 

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
  •  Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Như vậy, muốn được xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì việc trước hết, cá nhân phải thực hiện thành lập doanh nghiệp và đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ. 

2. Các bước xuất hóa đơn giá trị gia tăng. 

Bước 1: Đặt mua và in hóa đơn có VAT. Việc đặt mua và in hóa đơn, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị các hồ sơ sau: 

  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh cấp. 
  • Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mượn nhà trong trường hợp trụ sở chính của doanh nghiệp là nhà thuê
  • Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn (theo mẫu)
  • Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp lần đầu mua hóa đơn. Văn bản cam kết theo Mẫu.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng tên trong đơn đề nghị. Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật và chứng minh thư nhân dân của nhân viên được ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác đi làm thay. 
  • Bản sao mẫu 06 đăng ký phương pháp tính thuế có xác nhận của chi cục thuế quản lý.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì người làm đơn gửi hồ sơ đến chi cục thuế. 

Thời hạn giải quyết: Trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ thì cán bộ thuế sẽ tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh có đủ điều kiện in hóa đơn hay không. 

Sau đó 1 đến 2 ngày, nếu xét thấy doanh nghiệp đủ điều kiện, chi cục thuế sẽ ra Thông báo về việc sử dụng hóa đơn. 

Bước 2: Đặt in hóa đơn

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với nhà in. Đồng thời cung cấp những thông tin  về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, ….để đặt in hoặc doanh nghiệp đặt in hóa đơn theo mẫu.

Hóa đơn phải đầy đủ các thông tin cần thiết, bởi vậy, khi đi in hóa đơn, doanh nghiệp phải mang theo những hồ sơ sau: 

  • Bản sao có công chứng  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  •  Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu  người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
  •  Giấy giới thiệu va chứng minh nhân dân người được cử đến doanh nghiệp in trong trường hợp ủy quyền cho người khác. 

Mẫu thiết kế, ,hóa đơn,  ký hiệu, số lượng, màu mực, loại giấy, mẫu số, số liên…..được bên yêu cầu in hóa đơn và nhà in thỏa thuận với nhau. 

Bước 3: Phát hành hóa đơn.

Đối với doanh nghiệp phát hành hóa đơn lần đầu: 

Sau khi nhận hóa đơn từ nhà in, việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm là thông báo phát hành hóa đơn để hợp pháp hóa việc sử dụng hóa đơn. Cụ thể, hồ sơ thông báo bao gồm: 

  • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu ban hành TB01/AC kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn đã in ở bước 2

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Việc thông báo phát hành hóa đơn được nộp trực tiếp tại trụ sơ cơ quan thuế cấp cục thuế. 

Đối với Doanh nghiệp phát hóa đơn đỏ VAT lần đầu rồi thi từ lần thứ 2 trở đi. 

Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp là: 

  • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB01/AC Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Hóa đơn theo mẫu đã in tại bước 2

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục thuế quản lý.

Sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ thuế sẽ đóng dấu xác nhận trên 2 bản thông báo phát hành hóa đơn và gửi trả 1 bản cho doanh nghiệp

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư cho doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Hóa đơn giá trị gia tăng là thủ tục đáng quan tâm của những doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khẩu trừ. Trình tự thủ tục xuất hóa đơn bao gồm những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Thông tư 26/2015/TT-BTC

Nội dung tư vấn:

1. Hóa đơn là gì? 

Hóa đơn có lẽ là cụm từ không còn xa lạ với những người bán và mua hàng. Đây là một loại chứng từ chứa đựng những thông tin hàng hóa mà bên bán cung cấp cho bên mua. Thường là các thông tin về tên doanh nghiệp bên bán, bên mua, thông tin sản phẩm như số lượng, giá cả, mã hàng hóa…

Còn Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn đỏ có VAT, chỉ được dùng cho những tổ chức kinh danh tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong hoạt động kinh doanh. 

Các đối tượng sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng bao gồm: 

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
  • Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Như vậy, muốn được xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì việc trước hết, cá nhân phải thực hiện thành lập doanh nghiệp và đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ. 

2. Các bước xuất hóa đơn giá trị gia tăng. 

Bước 1: Đặt mua và in hóa đơn có VAT. Việc đặt mua và in hóa đơn, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị các hồ sơ sau: 

  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh cấp. 
  • Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mượn nhà trong trường hợp trụ sở chính của doanh nghiệp là nhà thuê
  • Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn (theo mẫu)
  • Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp lần đầu mua hóa đơn. Văn bản cam kết theo Mẫu.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng tên trong đơn đề nghị. Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật và chứng minh thư nhân dân của nhân viên được ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác đi làm thay. 
  • Bản sao mẫu 06 đăng ký phương pháp tính thuế có xác nhận của chi cục thuế quản lý.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì người làm đơn gửi hồ sơ đến chi cục thuế. 

Thời hạn giải quyết: Trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ thì cán bộ thuế sẽ tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh có đủ điều kiện in hóa đơn hay không. 

Sau đó 1 đến 2 ngày, nếu xét thấy doanh nghiệp đủ điều kiện, chi cục thuế sẽ ra Thông báo về việc sử dụng hóa đơn. 

Bước 2: Đặt in hóa đơn

Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với nhà in. Đồng thời cung cấp những thông tin  về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, ….để đặt in hoặc doanh nghiệp đặt in hóa đơn theo mẫu.

Hóa đơn phải đầy đủ các thông tin cần thiết, bởi vậy, khi đi in hóa đơn, doanh nghiệp phải mang theo những hồ sơ sau: 

  • Bản sao có công chứng  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu  người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
  • Giấy giới thiệu va chứng minh nhân dân người được cử đến doanh nghiệp in trong trường hợp ủy quyền cho người khác. 

Mẫu thiết kế, hóa đơn, ký hiệu, số lượng, màu mực, loại giấy, mẫu số, số liên…..được bên yêu cầu in hóa đơn và nhà in thỏa thuận với nhau. 

Bước 3: Phát hành hóa đơn.

Đối với doanh nghiệp phát hành hóa đơn lần đầu: 

Sau khi nhận hóa đơn từ nhà in, việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm là thông báo phát hành hóa đơn để hợp pháp hóa việc sử dụng hóa đơn. Cụ thể, hồ sơ thông báo bao gồm: 

  • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu ban hành TB01/AC kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
  • Hóa đơn đã in ở bước 2

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Việc thông báo phát hành hóa đơn được nộp trực tiếp tại trụ sơ cơ quan thuế cấp cục thuế. 

Đối với Doanh nghiệp phát hóa đơn đỏ VAT lần đầu rồi thi từ lần thứ 2 trở đi. 

Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp là: 

  • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB01/AC Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Hóa đơn theo mẫu đã in tại bước 2

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục thuế quản lý.

Sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ thuế sẽ đóng dấu xác nhận trên 2 bản thông báo phát hành hóa đơn và gửi trả 1 bản cho doanh nghiệp

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư cho doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm