Cá nhân dưới 18 tuổi có được đăng ký nhãn hiệu không?

bởi HaTrang
Cá nhân chưa đủ 18 tuổi có được đăng ký nhãn hiệu không?

Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Tuy nhiên, để được công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu này thì chủ sở hữu cần tiến hành một thủ tục gọi là đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ. Vậy những ai được đăng ký nhãn hiệu? Cá nhân nước ngoài được đăng ký nhãn hiệu không? Cá nhân dưới 18 tuổi có được đăng ký nhãn hiệu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật dân sự 2015

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019

Nhãn hiệu là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Muốn đăng ký nhãn hiệu trước hết phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, phải thiết kế một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:

  • Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa; dịch vụ của chủ sở hữu nhãnhiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu

Thông thường, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chủ yếu là những doanh nghiệp, mục đích là sử dụng tên gọi, logo trong những lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn cho phép ngoài các doanh nghiệp; tổ chức thì một cá nhân vẫn hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình. Cụ thể: quyền đăng ký nhãn hiệu trong Luật SHTT quy định 3 trường hợp cá nhân có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình như sau:

Một là, Cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Hai là, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Ba là, trường hợp Nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của nhiều người thì một cá nhân muốn đại diện các chủ sở hữu còn lại thực hiện thủ tục đăng ký thì phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại.

Cá nhân người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu như thế nào

Theo quy định của Luật SHTT về cách thức nộp đơn thì đối với người nước ngoài sẽ được chia làm 2 trường hợp:

Một là, Cá nhân nước ngoài có thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất; kinh doanh tại Việt Nam thì có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Hai là, Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là những tổ chức hành nghề SHTT đã được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động.

Như vậy, cá nhân vẫn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho riêng mình theo những trường hợp nêu trên.

Cá nhân dưới 18 tuổi có được đăng ký nhãn hiệu không?

Theo quy định tại Điều 21 BLDS thì giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản cần đăng ký của người dưới 18 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Hơn nữa, cá nhân chỉ có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp hoặc sản phẩm do mình đưa ra thị trường do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Người chưa thành niên không được quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, cá nhân chưa đủ 18 tuổi thì không được đứng tên chủ sở hữu văn bằng bảo hộ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó.

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức; cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá; dịch vụ của tổ chức; cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ; nguyên liệu; vật liệu; cách thức sản xuất hàng hoá; cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác; độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là gì?

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký; trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại; hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá; dịch vụ của tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm