Chào Luật sư, Tôi tên Minh sống tại Cần thơ. Tôi có đứa con gái 18 tuổi mới lên đại học và đi học xa nhà. Cháu học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Là ba mẹ nên tôi lo lắng rất nhiều nhất là con gái một thân một mình lên khu đô thị phồn hoa như thế nên lại càng lo hơn. Mặc dù cháu đã khuyên tôi và vợ đừng lo vì cháu đã theo học một lớp võ thuật để phòng thân. Tôi có dặn cháu nên chuẩn bị thêm bình xịt hơi cay để hờ. Tuy nhiên cho tôi hỏi hiện nay có quy định dụng cụ nào phòng thân có thể sử dụng để mang theo bên mình mà không vi phạp pháp luật không? Việc sử dụng bình xịt hơi cay có vi phạm pháp luật? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc “Các dụng cụ phòng thân hợp pháp ở Việt Nam“. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp luật
Bình xịt hơi cay có phải là dụng cụ phòng thân hợp pháp?
Theo điểm b, khoản 11, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), bình xịt hơi cay được xác định là công cụ hỗ trợ.
“11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
- Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;“
Theo đó, bình xịt hơi cay cũng được xem là một trong các công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, và chỉ một số đối tượng đặc thù mới được sử dụng công cụ hỗ trợ này.
Những đối tượng nào mới được trang bị bình xịt hơi cay?
Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Ban Bảo vệ dân phố;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định
Việc sử dụng bình xịt hơi cay mà không thuộc các đối tượng như trên là vi phạm pháp luật. Công cụ hỗ trợ có tính nguy hiểm cao nên người quản lý, sử dụng phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định của lực lượng Quân đội Nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an Nhân dân; cơ yếu…. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm cá nhân sở hữu công cụ hỗ trợ.
Những dụng cụ phòng thân có thể sử dụng hợp pháp tại Việt Nam
Căn cứ Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm.
” Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo….”
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Đối chiếu theo quy định trên thì thường được sử dụng móc khóa dao mini có lưỡi dao 6cm, đèn pin, còi báo động, và các dụng cụ khác không thuộc danh mục các vũ khí, pháo nổ, công cụ hỗ trợ..quy định tại Điều 3 Luật này làm dụng cụ phòng thân cho cá nhân.
Cá nhân tàn trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ không được phép sử dụng bị xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
+ Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
+ Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
+ Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
+ Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
+ Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra Căn cứ khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ như bình xịt hơi cay mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời còn bị tịch thu tang vật là bình xịt hơi cay.
Mời bạn xem thêm
- Di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không?
- Theo quy định 2022 tiền rách đổi như thế nào?
- Chia sẻ phim ảnh nhạy cảm trên MXH có bị xử lý hình sự
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Các dụng cụ phòng thân hợp pháp ở Việt Nam” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục xác minh tài sản thu nhập của cán bộ… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo yêu cầu, điều kiện cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ được cấp đối với các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới;súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, bình xịt hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại. Chỉ cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017). Do đó cá nhân không được dùng bình xịt hơi cay để phòng thân.
Theo điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP trường hợp này cá nhân đó sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng “d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;”
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.“