Để thuận tiện cho việc phân phối đất đai đến tay người dân, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành việc phân chia đất đai theo các hình thức sử dụng đất khác nhau để dể dàng quản lý. Tuỳ thuộc vào việc người dân có mục đích sử dụng đất như thế nào mà nhà nước sẽ tiến hành áp dụng hình thức phân chia đất đai cho người dân. Các hình thức phân chia đất đai đến người dân tại Việt Nam được xem là khá đa dạng. Chính vì thế nếu bạn muốn biết được các hình thức sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất không phải là chuyện dễ dàng.
Để có thể tìm kiếm được các hình thức sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất, LSX xin được phép gửi đến quý bạn đọc bài viết phân tích sau.
Hình thức sử dụng đất được hiểu là gì?
Hình thức sử dụng đất hiểu đơn giản chính là cách thức mà nhà nước tiến hành bàn giao đất đai cho người dân tại Việt Nam. Hiện nay nhà nước sẽ bàn giao đất cho người dân thông qua ba cách phổ biến, một là giao đất bao gồm giao đất không thu tiền và có thu tiền, thư hai nhà nước cho người dân thuê đất sử dụng trong thời hạn nhất định và cuối cùng là công nhận người dân có quyền sử dụng một mảnh đất nào đó.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Đất đai 2013 quy định về việc nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất như sau:
“Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất.”
Các hình thức sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất
Các hình thức sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất chính là hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất có thời hạn. Ngày nay rất hiếm có trường hợp nhà nước công nhận đất đai của người dân do quản lý đất đai đã được quản lý chặt chẽ về mặt địa lý nên hầu như trường hợp công nhận đất đai tại Việt Nam hiện đã không còn xuất hiện.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giao đất không thu tiền sử dụng đất như sau:
“Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.”
Theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai 2013 quy định về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất như sau:
“Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.”
Theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thuê đất như sau:
“1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.”
Chủ thể sử dụng đất là ai?
Chủ thể sử dụng đất được hiểu đơn giản chính là người người được nhà nước cho phép sử dụng đất tại Việt Nam thông qua việc nhà nước trao quyền sử dụng đất. Những đối tượng được cấp quyền sử dụng đất phổ biến hiện nay có thể kể tên đến chính là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Cách ghi hình thức sử dụng đất trong Sổ đỏ chính xác
Cách ghi hình thức sử dụng đất trong Sổ đỏ chính xác nhất hiện nay được Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận cụ thể trong Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Theo đó tại quy định về thể thức tại trang 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại mục hình thức, phía cơ quan có thẩm quyền phải ghi nhận việc nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân ở dạng nào, giao đất không thu tiền sử dụng đất hay giao đất có thu tiền sử dụng đất hay cho thuê đất có thời hạn. Tất cả phải được thể hiện rõ ràng tại trang 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:
“5. Hình thức sử dụng được ghi như sau:
a) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
b) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
c) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2“.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất như thế nào năm 2023?
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng như thế nào?
- Mục đích sử dụng đất ODT là gì theo quy định 2023?
Thông tin liên hệ LSX
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các hình thức sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 mới nhất“. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:
– Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
– Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng.