Xin chào luật sư X! Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước làm đại diện sở hữu quản lý. Mỗi người sử dụng đất sẽ có sổ đỏ để chứng minh mình có quyến sử dụng mảnh đất đấy. Tôi cũng mới làm xong sổ đỏ cho mảnh đất đầu tiên mua được. Tuy nhiên do kiến thức pháp luật còn hạn chế nên tôi chưa hiểu các ký hiệu ghi trong sổ đỏ là gì? Tôi muốn hỏi luật sư các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất là gì? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 75/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 97 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Quy định về mẫu sổ đỏ
Theo Điều 3 thông tư 23/2014/TT-BTNMT, giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
- Trang 1 gồm :
- Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
- Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
- Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trang 2 in chữ màu đen gồm:
- Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Tang 3 in chữ màu đen gồm:
- Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
- Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
- Trang 4 in chữ màu đen gồm:
- Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”
- Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận;
- Mã vạch;
- Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
- Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
- Số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận;
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
- Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;
- Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ
Theo khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, nguồn gốc sử dụng được ghi theo quy định như sau:
- Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”;
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”;
- Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này.
- Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã được xét duyệt trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư này;
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”.
- Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.
- Ví dụ: Tổ chức A đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân trước năm 2005, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận, nay sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, khi công nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi trên Giấy chứng nhận là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích); ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất (nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích); ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất;
- Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần thì ghi “Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)”.
- Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm thì ghi “Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..
- Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo;
- Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất
Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất được quy định tại Phụ lục của thông tư 75/2014/TT-BTNMT.
Nhóm đất phi nông nghiệp
- Đất ở tại nông thôn : ONT
- Đất ở tại đô thị : ODT
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp : DTS
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan : TSC
- Đất xây dựng cơ sở văn hóa : DVH
- Đất xây dựng cơ sở y tế : DYT
- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao : DTT
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo : DGD
- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ : DKH
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao : DNG
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội : DXH
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác : DSK
- Đất quốc phòng : CQP
- Đất an ninh : CAN
- Đất khu công nghiệp : SKK
- Đất cụm công nghiệp : SKN
- Đất khu chế xuất : SKT
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp : SKC
- Đất thương mại, dịch vụ : TMD
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản : SKS
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm : SKX
- Đất thủy lợi : DTL
- Đất giao thông : DGT
- Đất công trình năng lượng : DNL
- Đất công trình bưu chính, viễn thông : DBV
- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng : DKV
- Đất sinh hoạt cộng đồng : DSH
- Đất chợ : DCH
- Đất có di tích lịch sử – văn hóa : ĐT
- Đất danh lam thắng cảnh : ĐL
- Đất bãi thải, xử lý chất thải : DRA
- Đất công trình công cộng khác : DCK
- Đất cơ sở tôn giáo : TON
- Đất cơ sở tín ngưỡng : TIN
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng : NTD
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối : SON
- Đất có mặt nước chuyên dùng : MNC
- Đất phi nông nghiệp khác : PNK
Nhóm đất nông nghiệp
- Đất chuyên trồng lúa nước : LUC
- Đất trồng lúa nước còn lại : LUK
- Đất lúa nương : LUN
- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác : NHK
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác : BHK
- Đất trồng cây lâu năm : CLN
- Đất rừng sản xuất : RSX
- Đất rừng phòng hộ : RPH
- Đất rừng đặc dụng : RĐ
- Đất nuôi trồng thủy sản : NTS
- Đất làm muối : LMU
- Đất nông nghiệp khác : NKH
Nhóm đất chưa sử dụng :
- Đất bằng chưa sử dụng : BCS
- Đất đồi núi chưa sử dụng : DCS
- Núi đá không có rừng cây : NCS
Mời bạn xem thêm
- Thời hạn giải quyết đơn tranh chấp đất đai là bao lâu?
- Thế chấp sổ đỏ cho cá nhân
- Nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Hình thức sử dụng đất trên sổ đỏ được ghi như sau:
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2“
Thời hạn sử dụng đất được ghi theo quy định như sau:
– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”;
– Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.