Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

bởi NguyenDucThuan
giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có độc quyền trong việc khai thác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên việc bảo hộ không phải mang tính tuyệt đối. Với mục đích cân bằng, hài hòa giữa lợi ích của chủ sỡ hữu với những người khác; giữa một bên là quyền lợi của chủ thể và một bên là lợi ích chung của xã hội; pháp luật quy định một số giới hạn đối với quyền sở hữu công nghiệp. Vậy, trường hợp nào bị giới hạn quyền sở hữu công nghiệp?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005

Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

Một trong những giới hạn quyền sở hữu công nghiệp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể buộc chủ sở hữu sáng chế phải chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhằm phục vụ lợi ích công cộng; phi thương mại; phục vụ an ninh, quốc phòng; phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân; và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Việc chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xảy ra khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 145 LSHTT:

  • Thứ nhất, việc sử dụng sáng chế phải nhằm mục đích công cộng, phi thương mại.
  • Thứ hai, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế.
  • Thứ ba, người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được sự thỏa thuận với chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế; mặc dù đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
  • Thứ tư, người có yêu cầu sử dụng sáng chế có thể đưa ra lý do người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được đặt ra để giải quyết tình huống trong thực tế. Có thể có nhiều người cùng nghiên cứu, sáng tạo ra một giải pháp kỹ thuật hoặc kiểu dáng công nghiệp nhưng không phải tất cả những người đó đều nộp đơn đăng ký để được cấp văn bẳng bảo hộ.

Điều kiện để có quyền sử dụng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền của người sử dụng trước được quy định tại Điều 134 Luật SHTT năm 2005. Tại Khoản 1 Điều 124 Luật SHTT năm 2005; Quyền sử dụng trước đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp khi đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

  • Thứ nhất, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người sử dụng trước tạo ra phải được tại ra một cách độc lập trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên ( nếu có ) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
  • Thứ hai, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người sáng tạo độc lập phải giống với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu trong đơn đăng kí.
  • Thứ ba, người có quyền sử dụng trước đã sử dụng, đã trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hoặc đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đầu tư khai thác và sử dụng đối tượng.

Các quyền của người sử dụng trước

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, người sử dụng trước sẽ được pháp luật trao cho các quyền sau đây:

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Luật SHTT năm 2005, người sử dụng trước có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong pham vi và khối lượng đã được sử dụng hoặc chuẩn bị để sử dụng. Người sử dụng trước có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế; kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng kí bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng kí không được có bất cứ biện pháp ngăn cấm đối với việc sử dụng của người sử dụng trước.

Thứ hai, vì đây là sản phẩm do người sử dụng trước sáng tạo ra một cách độc lập trước ngày nộp đơn; nên người sử dụng trước không phải xin phép và trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; pháp luật quy định giới hạn quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, người có quyền sử dụng trước không được chuyển giao quyền đó cho người khác; trừ trường hợp chuyển giao toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng trước hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế; kiểu dáng công nghiệp. Người này cũng không được mở rộng hay thu hẹp phạm vi; khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu cho phép.

Chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp

Người có quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền vẫn bị hạn chế bởi các điều kiện quy định tại Điều 146 Luật SHTT năm 2005.

Thứ nhất, quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 146: “Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền”. Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền là quyền sử dụng mà theo đó bên chuyển quyền vừa chuyển quyền sử dụng sáng chế cho bên được chuyển quyền trong phạm vi thời hạn chuyển giao. Đồng thời vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó; và còn có thể chuyển quyền sử dụng sáng chế cho bên thứ ba trong thời hạn được quy định; trong quyết định chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao; và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước; trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này.

Thứ ba, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác; trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình; và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác.

Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Điều kiện bổ sung

Ngoài các điều kiện trên đây; quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật SHTT năm 2005 còn phải đáp ứng thêm hai điều kiện sau:

  • Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó; trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.

Bên cạnh việc ghi nhận và bảo hộ các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp; pháp luật cũng quy định các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện tại các Điều 135, Điều 136, Điều 137 Luật SHTT năm 2005.

Như vậy, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để cân bằng, hài hòa giữa lợi ích của chủ sỡ hữu với những người khác.

Giới hạn bởi lợi ích của chủ thế khác, lợi ích cộng đồng

Giới hạn bởi các chủ thể khác

Khoản 2, Điều 125 Luật SHTT quy định những trường hợp chủ sở hữu đối tượng SHCN và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện một số hành vi; trong đó có các hành vi liên quan đến lợi ích của các chủ thể khác.

Ngoài ra, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật SHTT.

Giới hạn bởi lợi ích cộng đồng

Chính sách về sở hữu trí tuệ của Nhà nước được ghi nhận tại Điều 8 LSHTT như sau: “Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng”.

Thứ nhất, theo điểm đ khoản 2 Điều 125; chủ sở hữu đối tượng SHCN và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cũng không có quyền cấm sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật SHTT.

Thứ hai, quyền SHCN cũng bị hạn chế trong trường hợp bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng; theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của LSHTT

Như vây, có thể thấy giới hạn quyền SHCN là vấn đề quan trọng. Thông qua đó đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể quyền trong sở hữu trí tuệ.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp“. Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra; hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối; đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện; hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó; được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp; có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Người nắm độc quyền sáng chế có quyền gì?

Người nắm độc quyền quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi các căn cứ tại Khoản 1 Điều 145 Luật SHTT năm 2005; không còn tồn tại hoặc không có khả năng tái xuất hiện; với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm