Các trường hợp không được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý được nhắc đến như một phạm trù của vấn đề bổ nhiệm công chức, viên chức. Để đảm bảo chất lượng về quản lý cũng như bảo vệ về quyền của người dân, để người dân được hưởng những chế độ tốt nhất, quy định về không bổ nhiệm lại công chức chức vụ lãnh đạo, quản lý đã ra đời. Quy định này tiếp cận thực tế ở cả góc độ tích cực và tiêu cực.
Chính vì thế LSX xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về các trường hợp không được bổ nhiệm lại đối với công chức.
Trường hợp công chức chưa được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Như đã nói ở trên, quy định về không được bổ nhiệm lại công chức tiếp cận thực tế ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Có thể hiểu đơn giản, điều này căn cứ vào nhân thân của người đó. Nếu người đó là đối tượng đang trong thời gian bị kỷ luật hay đang ở trong quá trình tố tụng với tư cách bị can, bị cáo (nhân thân xấu) người này sẽ chưa được bổ nhiệm lại. Hoặc do các yếu tố khác như đi học tập, công tác ở nước ngoài, hay đang hưởng chế độ điều trị ở cơ sở ý tế
Theo khoản 5 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định trường hợp công chức chưa được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
– Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
– Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
– Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Thủ tục bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Như chúng ta đã biết, các việc không bổ nhiệm lại chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian, hay nói cách khác là họ chưa được bổ nhiệm lại tại thời điểm đó nêu xảy ra một trong các sự kiện quy định thuộc trường hợp không bổ nhiệm lại. Vậy thì để bổ nhiệm lại người đó, cần trải qua những quy trình hay thủ tục như thế nào?
Theo Điều 52 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
– Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với công chức.
– Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
– Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại
+ Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
+ Trình tự thực hiện: Công chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với công chức được xem xét bổ nhiệm lại.
+ Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu được gửi lên cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
– Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự:
+ Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
+ Trình tự thực hiện:
++ Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu;
++ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);
++ Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;
++ Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
++ Ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu của công chức
Vậy ngược lại với các trường hợp công chức không được bổ nhiệm, là các công chức giữ chức vụ quản lý luôn làm tốt vai trò của mình. Nhưng khi họ đã đến tuổi nghỉ hưu mà họ vẫn có nguyện vọng được tiếp tục cống hiên cho xã hội bằng những gì họ đang làm tốt nhất thì sẽ như thế nào? Do đó pháp luật cho phép kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu của công chức, miễn là đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục.
Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu của công chức như sau:
– Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
– Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, xem xét, nếu công chức còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
+ Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
Mời bạn xem thêm
- Thi viên chức bao lâu có kết quả?
- Cơ cấu ngạch công chức là gì? Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức
- Quy định về phúc khảo bài thi công chức như thế nào?
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “‘Các trường hợp không được bổ nhiệm lại”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tờ khai trích lục hộ tịch. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Công chức đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản không được bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo