Cách đòi lại đất khi nhờ đứng tên hộ

bởi Luật Sư X
Cách đòi lại đất khi người đứng tên hộ

Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người phải nhờ người thân, bạn bè đứng tên hộ đất. Rủi ro pháp lý là rất lớn, vậy làm thế nào để đòi lại đất nhờ đứng tên?

https://www.youtube.com/watch?v=4tBuiGz7Lok

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Có nên nhờ người khác đứng tên đất

Hãy nhớ rằng, theo định nghĩa của Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là hợp pháp”

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ai thì người đó được coi là chủ sở hữu hợp pháp. Giao dịch nhờ người khác đứng tên cũng là giao dịch không được pháp luật thừa nhận, không có hành lang pháp lý cụ thể nên dễ dàng mất lợi thế và không được pháp luật bảo vệ.

Rõ ràng thì việc nhờ người khác đứng tên đất là điều tối kỵ, nên cân nhắc. Những giao dịch dạng này thường tồn tại khi đối tượng nhờ là:

  • Việt kiều, người việt không có quốc tịch Việt Nam gặp trở ngại về pháp lý khi sở hữu nhà đất tại Việt Nam;
  • Công chức, viên chức, cán bộ … hoặc những đối tượng nhạy cảm không muốn hiện hữu nhiều tài sản.

Nếu không có lựa chọn nào khác thì rõ ràng phải đảm bảo việc nhờ đứng tên sẽ đòi lại được khi có nhu cầu sử dụng.

2. Cách đòi lại đất nhờ đứng tên

Cách đầu tiên đó là: “Phòng còn hơn chống” – có nghĩa không để người khác được đứng tên sở hữu tài sản của mình. Trong trường hợp đó là lựa chọn duy nhất thì nên tìm người tin tưởng, thân thiết để nhờ cậy, như vậy khả năng đòi lại được sẽ cao hơn thông thường.

Phương thức đòi lại đất nhờ đứng tên thứ 2 đó là ràng buộc thật chắc chắn: Việc ràng buộc bằng hợp đồng hoặc văn bản pháp lý có giá trị tương tự rất quan trọng. Văn bản và hợp đồng này phải thế hiện những nội dung như sau:

  • Giao dịch nhờ cậy, thuê có tồn tại;
  • Thời điểm phát sinh, mục đích hợp đồng;
  • Nên kèm điều khoản về chi phí thù lao đứng tên để thể hiện đây là một công việc có lợi ích vật chất;
  • Các điều khoản về chi phí mua bán, xây dựng, thanh toán căn nhà;
  • Các điều khoản về hoàn trả, chi phí hoàn trả (nếu có);
  • Các mức phạt và chế tài..

Tất nhiên, một tài sản có giá hàng tỷ đồng với giao dịch chưa rõ về hành lang pháp lý thì không thể sử dụng những mẫu hợp đồng phổ thông. Để có một hợp đồng nhờ đứng tên hộ chuẩn, một bên đại diện giao dịch với người được nhờ …. thì cần sự hỗ trợ của Luật sư và Luật sư X hân hạnh trở thành đơn vị có thể soạn thảo để đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho sự kiện này, hãy liên hệ khi có nhu cầu: 0833 102 102

Cách thứ 3: Hãy là người trả tất cả hóa đơn: Mọi hóa đơn về sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo căn nhà hay điện nước mạng, tiền thuế sử dụng đất thậm chí là khoản quỹ của xóm làng… thì nên là người trực tiếp thanh toán và giữ lại những biên lai. Sẽ thuyết phục hơn rất nhiều nếu bạn có những giấy tờ chứng minh trước Tòa án và Cơ quan xét xử sẽ cũng phải đặt dấu hỏi về mối quan hệ giữa các bên khi một người không liên quan đến mảnh đất thường xuyên thanh toán “mà không vì mục đích gì”??

Hi vọng bài viết ngắn này sẽ có X

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm