Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào?

bởi NguyenThiLanAnh
Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào?

Quyền sử dụng đất là một loại tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Vì vậy, khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất rất quan tâm đến các thông tin được ghi bên trong như diện tích, nguồn gốc đất,… Vậy Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào? Ý nghĩa của nguồn gốc sử dụng đất là gì? Thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất ra sao? Luật sư X mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Ý nghĩa của nguồn gốc sử dụng đất

Nguồn gốc sử dụng đất là một trong những thông tin bắt buộc phải được ghi nhận chi tiết, rõ ràng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là căn cứ để chủ sở hữu cũng như các cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh thời điểm, nguyên nhân hình thành mảnh đất, ranh giới, đặc điểm,… 

Bên cạnh đó, những thông tin này cũng giúp công dân đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp với chủ sở hữu mảnh đất liền kề.

Tuy nhiên, người dân cần lưu ý hai vấn đề sau để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc sử dụng đất trong sổ đỏ:

  • Thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo.
  • Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.

Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất

Nguồn gốc sử dụng đất trên sổ đỏ được ghi theo quy định như sau:

– Ghi là “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”:

Khi được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

– Ghi là “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”:

Khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

– Ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”:

Khi được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;

– Ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”:

Khi được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính);

– Ghi là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”:

Khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính;

– Ghi là “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”:

Khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền.

– Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu

Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào?
Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào?

Như vậy, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của người sử dụng đất và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất.

Thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất

Bước 1: Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đến UBND cấp xã nơi có đất. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin xác nhận nguồn gốc đất có xác nhận của người am hiểu về thửa đất, xác nhận của những hộ liền kề, giáp ranh và xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng xóm.
  • Giấy tờ liên quan đến thửa đất

Bước 2: Trách nhiệm của UBND cấp xã

  • Cán bộ địa chính kiểm tra, phối hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ. Cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận.
  • Trả hồ sơ cho người yêu cầu

– Thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất được thực hiện trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Điều kiện cấp sổ đổ cho đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Trường hợp 1:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương;

+ Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

– Trường hợp 2:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất từ trước ngày 01/7/2004 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004;

+ Không vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Cách ghi nguồn gốc sử dụng đất như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục tách sổ đỏ đất ở, soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Thời gian cấp Sổ đỏ mất bao lâu?

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã. Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật. Thời gian trưng cầu giám định.

Sổ đỏ đứng tên một người vẫn có thể là tài sản chung không?

Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm