Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?

bởi Tình
Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?

Thưa Luật sư. Tôi là Bình An, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Chuyện là mấy tháng trước tôi có đi lập nghiệp xa quê, trước khi đi ông bà có để lại cho tôi một mảnh đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi dự tính vài năm nữa sẽ về quê sinh sống và làm việc, rồi đi đăng ký cấp Sổ đỏ cho mảnh đất đó. Nhưng tôi vừa nghe tin chú Ba đã làm sổ đỏ trên mảnh đất nhà tôi. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Cách giải quyết tranh chấp khi chú Ba làm sổ đỏ trên đất nhà tôi như thế nào? Tôi hiện đang rất hoang mang, rất mong được Luật sư hồi đáp.

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ (tiếng anh là Land Use Rights Certificate) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.

Tên gọi của sổ đỏ theo từng giai đoạn ở Việt Nam như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, sổ đỏ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất làm muối.

Khoản 16, Điều 3 Bộ Luật đất đai năm 2013 có quy định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, sổ đỏ chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra dùng để gọi tắt “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa theo màu sắc.

Giá trị pháp lý của sổ đỏ như thế nào?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý để giải quyết mối quan hệ về đất đai giữa các chủ thể và cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xây dựng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước như quyết định đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự của người sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho cơ quan nhà nước có thể phát hiện được các hành vi vi phạm của các chủ thể xâm phạm đến quyền hợp pháp của người sử dụng hoặc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn bộ lãnh thổ, kiểm soát được việc chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường và áp dụng chế tài đối với các chủ thể không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, giúp cho cá nhân, hộ gia đình yên tâm sử dụng, đầu tư kinh doanh trên mảnh đất của mình.

Điều kiện để cấp sổ đỏ là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Việc sổ đỏ cho người sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có một trong các giấy tờ được quy định tại (Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật.

Trường hợp không có các loại giấy tờ quy định tại (Điều 100 Luật Đất đai 2013) được cấp sổ đỏ khi đủ các điều kiện sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
  • Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Làm sổ đỏ trên đất người khác có hợp pháp không?

Theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất cần thực hiện thủ tục xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch đồng thời niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh nhằm xác thực thông tin, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng đối tượng, tránh xảy ra tranh chấp.

Việc làm sổ đỏ trên đất người khác đã không đúng theo trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như quy định pháp luật và việc làm này là không hợp pháp, trái với quy định của pháp luật.

Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác thế nào?

Trường hợp nếu xảy ra tranh chấp mà hai bên không thể tự mình giải quyết, có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

  • Trường hợp hòa giải thành sẽ kết thúc tranh chấp.
  • Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện ra Tòa.
Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?
Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?

Tòa án giải quyết

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

UBND huyện: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

UBND tỉnh: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Cách giải quyết tranh chấp khi làm sổ đỏ trên đất người khác?. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống.

Để có thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến đất đai như: mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất, mẫu đơn xin tách sổ đỏ cho con, hồ sơ chuyển nhượng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất, thủ tục khởi kiện khi tranh chấp đất đai hay tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục thu hồi đất và mức giá bồi thường khi bị thu hồi đất… của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?

Theo quy định, một trong những điều kiện để người sử dụng đất được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất là đất phải có sổ đỏ. Theo đó, có thể thấy, mua đất không có sổ đỏ là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Hành vi mua đất không có sổ đỏ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Đất đai do lấn chiếm mà có thì có được cấp sổ đỏ không ?

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trên thực tế để giải quyết hậu quả của việc lấn chiếm đất đai; cũng như chính sách về đất đai qua nhiều thời kỳ thì, vẫn có một số trường hợp được nhà nước công nhận và có thể được cấp sổ đỏ khi hành vi lấn chiếm đất đai; đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra.
Cụ thể theo quy định tại Theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) khi có đủ 02 điều kiện sau:
Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
Đất đang sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp.

Lệ phí cấp sổ đỏ là bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, lệ phí cấp sổ đỏ tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau.
Ví dụ, lệ phí cấp sổ đỏ đất thổ cư tại thành phố Hà Nội như sau:
Cấp giấy chứng nhận mới: từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng tùy khu vực đối với cá nhân, hộ gia đình; từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm