Cách ly hôn khi Chồng ở Nước ngoài, giấu địa chỉ

bởi Luật Sư X
Cách ly hôn khi Chồng ở Nước ngoài, giấu địa chỉ

Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn thấy rằng các bên thường có tâm lý rất căng thẳng với nhau, thậm chí còn bất hợp tác khiến quá trình giải quyết ly hôn bị gián đoạn. Khó khăn hơn nữa khi những người bị đơn trong vụ án ly hôn là người Việt Nam ở nước ngoài, không xác định được địa chỉ. Vậy cách ly hôn khi Chồng ở Nước ngoài như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật dân sự 2015
  • Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật Hôn nhân & Gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

1. Hướng dẫn giải quyết ly hôn khi chồng ở nước ngoài của Tòa án nhân dân tối cao

Hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng, tự nguyện của vợ và chồng. Vì vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình  cũng tôn trọng quyền được ly hôn của vợ chồng khi mục đích của hôn nhân không còn đạt được.

Thực tiễn xét xử tại tòa án phán ánh tình trạng khó khăn và bế tắc khi một bên trong vụ án ly hôn sinh sống, định cư tại nước ngoài mà bất hợp tác trong quá trình giải quyết ly hôn. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người muốn ly hôn, tức là nguyên đơn trong vụ án ly hôn phải có nghĩa vụ nêu lên địa chỉ của bị đơn. Cụ thể tại điểm đ, khoản 4 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
….
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện”
Do vậy, khi cả nguyên đơn và tòa án chỉ biết được địa chỉ nơi cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn thì vụ án có thể dẫn tới bế tắc khi tòa án không thể thực hiện việc cấp tống đạt cho bị đơn. Để giải quyết khó khăn nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 253/TANDTC-PC hướng dẫn hướng giải quyết thống nhất đối với các trường hợp này.
công văn số 253/TANDTC-PC về việc giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ.

công văn số 253/TANDTC-PC về việc giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ.

2. Cách ly hôn khi chồng ở nước ngoài theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao

Trước hết, để áp dụng, phải xác định trường hợp phải hội tụ đủ 2 điều kiện đó là:

  • Nguyên đơn không biết và không thể xác định được địa chỉ của bị đơn tại nước ngoài mà chỉ cung cấp được địa chỉ cuối cùng của bị đơn
  • Chứng minh được thân nhân của bị đơn có hành vi che giấu thông tin địa chỉ ở nước ngoài của bị đơn.

Khi hội tụ đủ 2 yếu tố trên, Tòa án thụ lý vụ án ly hôn có thể xác định đây là “trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết.”

Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp xét xử vắng mặt bị đơn như sau:

“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
….
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
….
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;”
Sau phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn nước ngoài không xác định được địa chỉ, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thêm “Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.”

Tóm lại, với hướng dẫn tại Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao đã giúp cho các Tòa án cấp dưới dễ dàng hơn trong công tác thụ lý, giải quyết các vụ án ly hôn có bị đơn cố ý che dấu địa chỉ. Đồng thời cũng giúp ích rất nhiều cho các nguyên đơn khi khởi kiện vụ án ly hôn. Giảm thiểu được sự kéo dài thời gian trong quá trình giải quyết vụ án. Đồng thời, cũng tác động không nhỏ tới những người có ý định cố ý che dấu địa chỉ để trì hoãn hoặc khiến việc giải quyết ly hôn lâm vào thế bế tắc. Sau khi Công văn 253 được áp dụng, những bị đơn cố ý che giấu địa chỉ sẽ bị xét xử vắng mặt và nhận về phần thiệt nhiều hơn, khi họ tự tước đi quyền được tham dự phiên tòa, quyền phát biểu ý kiến tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Để hiện thực hóa pháp luật và bắt đầu một chương mới trong cuộc sống, hãy liên hệ Luật sư X để sử dụng dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài: 0833.102.102.

Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quý độc giả.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm