Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?

Chào Luật sư, theo như tôi được biết nhằm giúp cho số tiền đóng bảo hiểm xã hội được ổn định đến khi người lao động lãnh lương hưu, nhà nước Việt Nam mỗi năm sẽ điều chỉnh tiền trượt giá đóng bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Là những lần điều chỉnh số tiền định mức số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Việc điều chỉnh này áp dụng không chỉ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà còn đối với những người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam. Việc điều chỉnh mức tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam từ phía nhà nước là tín hiệu có lợi cho người lao động khi hưởng các chính sách của bảo hiểm xã hội sau này khi về già.

Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 hiện nay gồm có ba đối tượng. Thứ nhất là người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thứ hai là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và người vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tóm lại chỉ cần bạn là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội thì điều được áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 .

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng như sau:

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?
Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?

Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?

Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào? Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 sẽ được tính theo công thức tiền lương tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh theo từng năm sẽ bằng tổng số tiền lương đóng BHXH theo từng năm nhân cho mức điều chỉnh số tiền đã được đỉnh theo năm tương ứng. Ví dụ: Bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 1.5 tháng từ 01/01/2022 đến 01/05/2023 với 5 triệu, bạn đóng bảo hiểm xã hội với mức 10.5%, doanh nghiệp của bạn đóng cho bạn ở mức 21,5%, tổng phần trăm thu nhập bạn đóng BHXH là 32%. Như vậy tổng số tiền đóng BHXH tháng sau khi điều chỉnh của bạn sẽ là 1.600.000 x 1,00 bằng 1.600.000.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về việc điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm=Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng nămxMức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,264,464,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm200920102011201220132014201520162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,031,001,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Bảng 2:

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,071,941,771,501,371,281,231,23
Năm20162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,191,151,111,081,051,031,001,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội ảnh hưởng nhiều nhất đến khoảng tiền lương hưu của người lao động, bởi mục đích cuối cùng khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chính là khi về già được hưởng số tiền lương hưu. Thông thường đối với người lao động sau khi về hưu sẽ thường có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội khá dài từ 15 năm trở lên. Chính vì thế việc giá tiền bị trượt giá theo thời gian là điều có thể xảy ra. Chính vì thế việc điều chỉnh trượt giá BHXH là một điều vô cùng cầu thiết và quan trọng đối với quyền lợi của người lao động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính tiền trượt giá BHXH 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm 02 loại bắt buộc và tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ của BHXH?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí;
– Tử tuất.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm