Theo quy định thì nếu người lao động làm việc lâu năm từ 5 năm trở lên thì sẽ được tăng ngày nghỉ phép theo thân niên. Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, người lao động cần nắm được quy định về chế độ phép năm thâm niên. Dựa vào quy định pháp luật cụ thể, người lao động có thể dễ dàng tính được ngày nghỉ phép năm theo thâm niên một cách dễ dàng. Vậy, Chế độ phép năm thâm niên được tính như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.“
Theo đó, tùy vào công việc và đối tượng người lao động mà khi làm đủ năm thì sẽ được giải quyết nghỉ từ 12 – 16 ngày.
Trường hợp nếu người lao động đã làm việc nhiều năm và có nhiều năm kinh nghiệm trong một doanh nghiệp thì người lao động còn được tính hưởng phép năm theo thâm niên.
Cụ thể, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.“
Như vậy, trường hợp nếu được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên thì người lao động phải làm việc cho một người sử dụng lao động từ đủ 5 năm trở lên. Cứ đủ 5 năm làm việc thì người lao động sẽ nghỉ thêm một ngày phép.
Chế độ phép năm thâm niên được tính như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động làm việc đủ 12 tháng trong năm sẽ được nghỉ phép năm.
Cụ thể, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo đó, tùy vào công việc và đối tượng người lao động mà khi làm đủ năm, người lao động sẽ được giải quyết nghỉ từ 12 – 16 ngày.
Tuy nhiên, nếu đã có nhiều năm làm việc cho một doanh nghiệp, người lao động còn được tính hưởng phép năm theo thâm niên.
Cụ thể Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.
Theo đó, để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên, người lao động phải làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 5 năm trở lên. Cứ đủ 5 năm làm việc, người lao động sẽ nghỉ thêm 1 ngày phép.
Theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động cứ có đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì được cộng thêm tương ứng 1 ngày phép năm vào tổng số ngày phép được hưởng.
Như vậy, thời điểm được cộng thêm ngày phép năm theo thâm niên sẽ được tính ngay khi người lao động làm việc đủ 5 năm, đủ 10 năm, đủ 15 năm,… cho một người sử dụng lao động.
Cụ thể, khi làm việc đủ 5 năm cho một doanh nghiệp thì từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 làm việc tại đó, người lao động sẽ được cộng thêm 1 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 2 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 16 đến hết năm thứ 20, người lao động sẽ được cộng thêm 3 ngày phép/năm…
Thời điểm tính 05 năm được nghỉ thêm một ngày phép là khi nào?
Tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động cứ có đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì sẽ được công thêm tương ứng một ngày phép năm vào tổng số ngày phép được thưởng.
Theo đó thì thời điểm được cộng thêm ngày phép năm theo thâm niên sẽ được tính ngay khi người lao động làm việc đủ thời gian (05 năm, đủ 10 năm, đủ 15 năm,…) theo luật định cho một người sử dụng lao động.
Lưu ý: Thời gian làm việc tính hưởng phép năm được tính cho cả thời gian người lao động thử việc (theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ phép năm thâm niên được tính như thế nào năm 2023?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hồ sơ đăng ký tàu cá. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có được nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc hay không?
- Quy định trừ lương khi nghỉ không phép năm 2022
- Có được tính nghỉ phép năm khi nghỉ ốm đau không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi cụ thể như sau:
“Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.“
Theo đó, ngày nghỉ hằng năm của cán bộ, công chức được điều chỉnh tại Bộ luật lao động về nghỉ hằng năm.
Và khi cán bộ, công chức làm việc đủ số thời gian quy định tại một đơn vị công tác thì căn cứ vào thời gian được cộng ngày nghỉ phép năm theo thâm niên mà cán bộ, công chức được cộng số ngày nghỉ phép năm.
Như vậy, cán bộ, công chức cũng được nghỉ phép năm theo thâm niên.
Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
“Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.“
Theo đó, nếu người lao động làm việc trọn năm (đủ 12 tháng) thì tùy trường hợp mà có số ngày phép năm khác nhau, nhưng mức thấp nhất là 12 ngày phép năm.
Còn người lao động làm việc dưới 12 tháng (chưa đủ năm) thì số ngày nghỉ phép năm được tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm = [(số ngày nghỉ hằng năm + số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)) : 12] x số tháng làm việc thực tế trong năm.