Để chứng minh quyền sử dụng của một người đối với một diện tích đất chúng ta cần phải nhìn vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi với cái tên thông dụng là sổ đỏ. Đây được coi như chứng thư thể hiện quyền của người dân đối với đất đai và được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để cấp một cuốn sổ đỏ cần khá nhiều các thủ tục cũng như các loại chi phí khác nhau. Để có thể giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề làm sổ đỏ này chúng tôi sẽ trình bày một khía cạnh nhỏ của việc làm sổ đỏ qua bài viết “Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp 2024” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Sổ đỏ là khái niệm đã tồn tại vài chục năm nhưng thực chất không phải là khái niệm chính xác. Sổ đỏ hiện nay là tên gọi do người dân đặt ra dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy sổ đỏ đất nông nghiệp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với những diện tích đất nông nghiệp. Sổ đỏ đất nông nghiệp dùng cho những diện tích đất dùng để trồng trọt và không xây dựng nhà ở.
Một trong những công cụ pháp lý để nhà nước thống nhất quản lý và kiểm soát các quan hệ đất đai trên phạm vi cả nước là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ cho người sử dụng đất. Vậy thế nào là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các chủ thể? Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự thay đổi theo thời gian với nhiều tên gọi khác nhau. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư nhà nước cấp cho người sử dụng để họ được hưởng những quyền lợi hợp pháp về đất đai và được nhà nước bảo hộ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Với nhiều tên gọi khác nhau xong bản chất pháp lý chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất, thường được gọi với ngôn ngữ bình dân đó là sổ đỏ hoặc bìa đỏ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, và đây là cơ sở để nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là một trong những căn cứ pháp lý chứng minh ai là người có quyền sử dụng đất và là điều kiện quyết định khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thực tế.
Vì thế có thể đưa ra khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các chủ thể như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hộ gia đình và cá nhân nhằm mục đích công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp của hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để họ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và được nhà nước bảo hộ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Nhìn chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là biểu hiện của quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền phát hành cho các đối tượng khi họ có quyền lợi. Khi hộ gia đình và cá nhân đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là sản phẩm đầu ra khi thực hiện nhiều khu phức tạp và là kết quả cuối cùng sau khi thực hiện quá trình kê khai và đăng ký đất đai cũng như đo đạc và thống kê trên thực tế để có thể cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thẩm tra hồ sơ và xác định rõ nguồn gốc của đất cũng như vị trí, ranh giới, hình thể của thửa đất … nhằm đảm bảo sự chính xác và khách quan cũng như hạn chế những tranh chấp của các chủ sở hữu đất lân cận.
Mời bạn xem thêm về việc cưỡng chế nợ thuế được chúng tôi cập nhật mới hiện nay
Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp 2024
Hiện nay việc tìm hiểu chi phí để làm sổ đỏ không quá khó khăn nhưng làm sao để tìm được mức chi phí chính xác và được cập nhật mới nhất cũng không hề dễ dàng. Việc thu phí làm sổ đỏ sẽ có sự biến động và chuyển dịch từng năm nên mỗi năm bạn cần phải cập nhật lại mức chi phí làm sổ đỏ mới nhất hiện nay. Mọt trong những chi phí thường thấy khi làm sổ đỏ phải kể đến đó là lệ phí trước bạ, phí đo đạc, phí làm sổ….
Theo cơ sở tại Điều 2 thông tư 13/2022/TT-BTC ngày 28/02/2022 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ, thì các loại đất bao gồm cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ. Vì thế nên khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thì các chủ thể phải chịu lệ phí trước bạ. Đồng thời, thì lệ phí trước bạ này sẽ được tính dựa vào giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỉ lệ %, cụ thể công thức được áp dụng như sau:
Lệ phí trước bạ khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp = giá tính lệ phí trước bạ x 0.5%.
Trong đó thì giá tính lệ trước bạ được xác định theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, vì thế có sự thay đổi và khác nhau giữa các địa phương và vùng miền, theo đơn vị 1m2. Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.
Trước hết, khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp thì cần phải trả phí thẩm định hồ sơ trong quá trình cấp sổ. Quá trình xác định phí thẩm định hồ sơ trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vì thế cho nên mỗi mức thu qua các thời kỳ là sẽ khác nhau và ở tại mỗi tỉnh thành địa phương cũng như các khu vực sẽ áp dụng các mức phí thẩm định hồ sơ đối với sổ đỏ đất nông nghiệp là khác nhau. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương hoặc các lý do khác để có thể định ra mức thu cho từng trường hợp sao cho hợp lý nhất.
Ngoài ra thì các chủ thể còn phải đóng phí đo đạc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi phí đo đạc sẽ do hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành bao gồm phí đo đạc và phí lập bản đồ địa chính. Đây được xác định là một khoản chi phí để trả cho các đơn vị đo đạc khi mà họ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, phục vụ cho quá trình xác định vị trí diện tích cũng như kích thước, tọa độ … đối với các thửa đất nông nghiệp mà các chủ thể muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số lưu ý khi làm sổ đỏ đất nông nghiệp
Khi bàm sổ đỏ đất nông nghiệp bạn cũng nên tìm hiểu những quy định liên quan về thời gian, thủ tục để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thời gian cấp sổ đỏ đối với đất nông nghiệp hiện nay được quy định là 30-40 ngày đối với những vùng kinh tế khác nhau. Thời hạn này không bao gồm những ngày nghỉ theo quy định chính vì vậy bạn phải trừ đi ngày nghỉ theo luật định.
Thứ nhất, về thời hạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thôi hạn cấp không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đúng quy định của pháp luật, ngoài ra sẽ không quá 40 ngày đối với những nơi thuộc vùng sâu vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Đồng thời cần phải lưu ý rằng, thôi hạ cấp sổ đỏ sẽ không được tính vào thời gian của các ngày nghỉ hoặc ngày lễ theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ không được tính vào thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người có nhu cầu.
Thứ hai, khi làm sổ đỏ mà bị chậm trễ thì sẽ cần phải áp dụng nhiều hình thức xử lý khác nhau, người dân sẽ cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật. Nếu xét thấy có đủ Điều kiện để khiếu nại hoặc khởi kiện thì sẽ tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân có thẩm quyền để người có nhu cầu nộp đơn khởi kiện đó là tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà cán bộ công chức có hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ ba, cần phải nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể là sẽ đổ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện, hoặc sẽ lộ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đó có bộ phận một cửa, thậm chí là các chủ thể có thể nấu tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nếu họ có nhu cầu.
Thứ tư, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được cấp theo từng thửa. Trường hợp mà chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một địa phương mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho các thửa;
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đây được coi là điểm mới của pháp luật đất đai hiện hành bài nó giúp dễ dàng sử lý các tình huống khi phát sinh tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất. Sự thay đổi này là cần thiết và hợp lý nhằm hướng tới quyền bình đẳng và quyền công bằng cho các chủ thể cung có quyền sử dụng đất chung;
– Các chủ thể được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính chống việc gây thất thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai. Ngoài ra thì nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, chưa trường hợp giữa vợ và chồng có thỏa thuận khác. Điều này thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta về sự bình đẳng giới trong việc cấp giấy chứng nhận đối với các chủ thể, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản và thể hiện được quyền của cả hai vợ chồng trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký kết hôn bằng hộ chiếu được không?
- Cách tính phần trăm giảm giá khi mua hàng Black Friday cuối năm
- Tiêu chuẩn bầu Trưởng Ban công tác Mặt trận như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khi cá nhân hay hộ gia đình muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng/ sổ đỏ) cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định.
Các chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn/ giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Một số giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi có nhu cầu xin giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nhà ở) khi muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra còn cần sơ đồ nhà ở, công trình,…
Lưu ý, người xin cấp giấy chứng nhận có thể lựa chọn hình thức nộp bản chính hay bản sao theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT. Nếu là bản sao cần công chứng, xác thực. Khi làm hồ sơ nên mang theo bản gốc để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu so sánh.
Cá nhân/ chủ hộ có thể nộp tại Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu. Hoặc cá nhân/ chủ hộ sẽ nộp ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Trường hợp địa phương chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì phải nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Với những địa phương có bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.