Chính sách đãi ngộ nhân tài của Nhà nước là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhân tài được hiểu đơn giản là nguồn lao động chất lượng cao. Bởi vậy, yếu tố nhân tài là yếu tố cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của xã hội. Nếu nguồn lực này không được trọng dụng cũng như chưa có những đối đãi xứng đáng thì dân tộc khó có thể phát triển được. Hiện nay, xã hội ngày một phát triển thì các chính sách về đãi ngộ nhân tài ngày càng phải được đẩy mạnh.
Chính vì thế, sau đây LSX xin gửi tới bạn đọc những thông tín cơ bản về chính sách đãi ngộ nhân tài của Nhà nước.
Tìm kiếm, phát hiện người có tài năng
Tìm kiếm nhân tài rất quan trọng vì việc tìm kiếm đúng người là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của một tổ chức, ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của công ty. Nếu không có nhân lực phù hợp, một tổ chức có thể gặp khó khăn bởi năng suất kém, ra quyết định sai và nhân viên không có động lực. Những yếu tố này làm cho một tổ chức khó có thể duy trì ổn định trong một thị trường cạnh tranh.
Dự thảo Nghị định nêu rõ, tìm kiếm, phát hiện người có tài năng trong các ngành, lĩnh vực và theo các nhóm sau:
a) Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tố chất, năng khiếu nổi trội từ các cơ sở giáo dục, đào tạo.
b) Người có học vị, học hàm giáo sư, phó giáo sư, thạc sỹ, tiến sỹ, có các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng hiệu quả cao vào đời sống thực tiễn.
c) Người có trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong và ngoài nước.
d) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có năng lực nổi trội, luôn hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ, công vụ.
Các trường hợp quy định tại điểm a, b và điểm c nêu trên sau khi được tuyển dụng vào làm công chức, viên chức và các trường hợp quy định tại điểm d nêu trên sau khi được tiến cử, giới thiệu được đưa vào diện theo dõi, bồi dưỡng để tạo nguồn người có tài năng.
Cấp ủy đảng, cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí lãnh đạo, quản lý, các tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm phát hiện, tiến cử, giới thiệu những người có phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chí người có tài năng để tuyển dụng và tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức có tài năng. Tổ chức, cá nhân tiến cử, giới thiệu phải chịu trách nhiệm về việc tiến cử, giới thiệu của mình.
Chính sách đãi ngộ nhân tài của Nhà nước
Những mục tiêu cụ thể về chiến lược thu hút nhân tài được thể hiện trong quyết định số 899/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đây đã hoạch định cả về tầm nhìn, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
a) Mục tiêu đến năm 2025:
– Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật và ban hành khung chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực: lãnh đạo, quản lý; kinh tế; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa, nghệ thuật; khoa học xã hội; thể dục, thể thao; quân sự, quốc phòng và an ninh quốc gia; thông tin và truyền thông…, góp phần thực hiện các khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tạo lập môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, bảo đảm việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.
– Đến hết tháng 6 năm 2024, đạt 100% các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược quốc gia và yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế.
– Năm 2025 thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước khoảng 10% so với tổng số tuyển dụng mới.
b) Mục tiêu đến năm 2030, định hướng đến năm 2050:
– Duy trì tỷ lệ nhân tài thu hút vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước không dưới 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hàng năm.
– Phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 05 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ đạt 30% vào năm 2025; đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.
– Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) từ năm 2031 trở đi luôn được cải thiện, phấn đấu tăng dần so với năm trước; các chỉ số về “thu hút nhân tài”, “giữ chân nhân tài” xếp hạng cao trong số các quốc gia có thu nhập trung bình cao.
– Tạo đột phá trong thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, kết nối nhân tài. Thiết lập mạng lưới Nhân tài Việt Nam toàn cầu, mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam toàn cầu, trong đó có các nhà khoa học đầu ngành tầm cỡ quốc tế về những ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn; cán bộ lãnh đạo, quản lý tài năng, trong đó có nhiều cán bộ cấp chiến lược; doanh nhân tài năng, trong đó có nhiều doanh nhân tầm cỡ khu vực; chuyên gia đầu ngành, tài năng trẻ và triển vọng tài năng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội và các lĩnh vực khác.
Nhiệm vụ và giải pháp chiến lược thu hút nhân tài
Theo quyết định số 899/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050, những nhiệm vụ và giải pháp chiến lược được nhà nước đề ra để thu hút nhân tài gồm 11 nhiệm vụ. Các bộ và cơ quan ngang bộ đều nhiệm vụ thực hiên những giải pháp đã được đề ra trong quyết định trên. Cụ thể 11 nhiêm vụ đó như sau:
Khuyến khích nhân tài làm việc trong các cơ quan, ban ngành nhà nước, tổ chức hướng dẫn thi nâng ngạch công chức, viên chức tại cơ quan nhà nước.
1. Đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để thu hút, trọng dụng nhân tà
3. Khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài
4. Nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài
6. Tăng cường hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế về nhân tài
7. Xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp; môi trường sống văn minh, hiện đại
8. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thu hút, trọng dụng nhân tài
9. Khuyến khích tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chính sách nhân tài và xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm chính sách nhân tài
10. Thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho thu hút và trọng dụng nhân tài
11. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tập hợp, vận động nhân tài ở trong nước và ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và phản ánh các đề xuất, kiến nghị của nhân tài, nhất là nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài đối với Đảng và Nhà nước; đồng thời tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách thu hút, phát huy nguồn lực nhân tài phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Kinh phí thực hiện
Công tác thu hút nhân tài về làm việc cho nhà nước thường được thắc mắc về vấn đề kinh phí lấy ở đâu. Như chúng ta đã biết, để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao thì tổ chức đó phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý cũng như có những chiến lược cụ thể để thu hút nhân tài. Ngân sách của mỗi tổ chức và nhu cầu tuyển dụng của mỗi tổ chức sẽ khác nhau do đó mức chi cũng sẽ khác nhau.
Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ, tài trợ và huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện để làm pháp chế nhà nước
- Chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Pháp chế và nhà nước pháp quyền
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề chính sách đãi ngộ nhân tài của Nhà nước. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng đến dịch vụ pháp lý tra cứu quy hoạch xây dựng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Nhân tài là người có năng lực đặc biệt xuất sắc, có khả năng phát hiện ra vấn đề mà những người khác không thấy, có thể làm rất tốt công việc với tinh thần sáng tạo cao mà người bình thường trong những điều kiện tương tự không thể làm được như vậy.
Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ, tài trợ và huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật.