Chồng đánh vợ bị phạt như thế nào?

bởi NguyenTriet
ai có thể mang thai hộ

Bạo lực gia đình đang ngày càng trở thành vấn nạn đáng lên án của xã hội; gây mất trật tự trị an ở địa phương. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; hôn nhân và gia đình ở địa phương cho thấy thực tế trong đời sống, bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra nhưng do nhận thức và quan niệm của mỗi người nên chưa có những biện pháp xử phạt thích đáng. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X đi trả lời câu hỏi: Chồng đánh vợ bị phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí hành chính. 

Những quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tuỳ vào mức độ vi phạm  mà người chồng sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nận nhân điều trị chấn trhương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nận nhân từ chối;

  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Như vậy; với hành vi chồng đánh vợ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 2 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền với hành vì đó người chồng sẽ phải xin lỗi công khai khi người vợ có yêu cầu.

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí theo pháp luật dân sự. 

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền như yêu cầu cơ quan, tổ chức; người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng; nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc.

Đây là những quy định thực sự thiết thực; và cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân bạo lực gia đình; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, những chủ thể yếu thế trong xã hội. 

Bên cạnh đó; điều 42 của Luật này cũng ghi nhận; người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình… nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Những quy định này này là hoàn toàn phù hợp với quy định của điều 604 Bộ luật dân sự 2015:

Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gấy thiệt hại thì phải bồi thường“.

Tuy nhiên; trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; người gây thiệt hại phải bồi thường và người được bồi thường lại là những thành viên trong cùng một gia đình với những mối quan hệ bền chặt về mặt tình nghĩa cũng như là về mặt kinh tế; nên công tác tiến hành việc xử phạt sẽ ít nhiều gặp khó khăn, khúc mắc. 

Chồng đánh vợ có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự.

Không những thế, nếu hành vi đánh đập vợ của người chồng gây nên hậu quả nặng nề, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Tội danh này được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cấu thành tội phạm của tội này được thể hiện qua bốn yếu tố như sau: 

Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là chủ thể thể thường, là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; trong trường hợp ngược đãi vợ hoặc chồng thì phải đủ độ tuổi kết hôn (nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi).

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội ngược đãi; hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình bao gồm hai đối tượng. 

  • Một là quan hệ gia đình.
  • Hai là sức khỏe và tinh thần của người bị ngược đãi 

Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm với lõi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đã biết trước được mối nguy hiểm trong hành vi ngược đãi của mình; nhận thức được rằng hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng của mình sẽ trực tiếp gây tổn hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ như quan hệ gia đình; sức khỏe tinh thần của người bị ngược đãi nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra. 

Mặt khách quan của tội phạm

  • Về hành vi khách quan: Có hành vi ngược đãi hành hạ; thực hiện hành vi bạo lực gia đình; đánh đạp; giam hãm; cưỡng ép kết hôn…. 
  • Về  hậu quả: gười bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích

Mức hình phạt

Nếu hành vi đánh đập của người chồng đáp ứng đủ bốn tiêu chí trên; thì người chồng sẽ bị xử lí hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; với các mức hình phạt tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi như sau: 

  • Khung hình phạt thứ nhất: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với những trường hợp sau:
  • Khung hình phạt thứ hai: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với những trường hợp sau:
    • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu
    •  Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo đó; nếu người chồng thực hiện hành vi đánh đạp vợ của mình trong khoảng  thời gian mà cô ấy có thai; hoặc người vợ là người khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng; hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo; thì hình phạt mà anh ta phải chịu lên tới 05 năm tù giam. 

Mời bạn đọc xem thêm

Hành vi bạo lực gia đình đối với vợ, chồng bị xử phạt ra sao?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chồng đánh vợ bị phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là một hành vi của bạo lực xã hội; được hiểu cố ý làm tổn thương hoặc gây tổn thương đến các thành viên trong gia đình ví dụ như đánh đập; dam hãm; cưỡng ép;…

Bạo lực gia đình có thể tồn tại dưới những dạng nào?

Bạo lực gia đình tồn tại ở các hình thức sau:
– Bạo về thể chất;
– Bạo lực về tinh thần;
– Bạo lực về kinh tế;
– Bạo lực về tình dục….

Hậu quả của việc bạo lực gia đình?

Việc thực hiện hành vi bạo lực gia đình sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
– Gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe tính mạng của thành viên trong gia đình;
– Tác động tiêu cực đến gia đình nói riêng đến nền kinh tế; xã hội nói chung; gây mất trật tự xã hội; đi ngược lại với quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm