Thưa luật sư, tôi với chồng tôi ly hôn được 2 tháng vì chồng tôi có tính hay ghen nên nghi ngờ tôi với anh làm trong cùng công ty ngoại tình lén lút với nhau trong khi chúng tôi chỉ nhắn tin với nhau với tính chất công việc. Nhiều lần nghi ngờ tôi với nhiều người thậm chí nhiều lúc anh cong nghi ngờ tôi với anh trai của anh ấy. Ngày càng nhiều mẫu thuẫn nên tôi đã quyết định về nhà mẹ tôi. Và khi tôi đòi ly hôn thì chồng ôi không đồng ý, chúng tôi có với nhau 1 đứa con bây giờ đang học lớp 1. Khi về nhà mẹ tôi thì anh chồng tôi liên tục nói xấu tôi với con tôi, và cấm hai mẹ con chúng tôi gặp nhau. Toi muốn nhờ luật sư tư vấn Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con có vi phạm pháp luật không? Cách để tôi có thể gặp con tôi như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Ly hôn là gì?
Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.
Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng.
Tuy nhiên, pháp luật không hề có quy định ly thân là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không chỉ vậy, hiện pháp luật cũng không có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn.
=> Như vậy, thì chưa ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn còn tồn tại.
Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Ngoài ra, tại Điều 82 và Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vợ hoặc chồng cấm gặp con dù chưa ly hôn có vi phạm pháp luật không?
Khi hai vợ chồng chưa có quyết định hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại bởi theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, khi hai người vẫn là vợ chồng thì vẫn vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự.
Thậm chí, cho dù có ly hôn, người vợ hoặc chồng được Toà án giao nuôi dưỡng con thì cũng không được cấm gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Do đó, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Đồng nghĩa, hành vi cấm gặp con khi chưa ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu vi phạm, theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.
Cách giải quyết khi vợ hoặc chồng chưa ly hôn nhưng bị cấm không cho gặp con
Như phân tích ở trên, việc cấm gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Do đó, nếu bị cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người đang chăm sóc bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.
Nếu thoả thuận không được, có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu phải cho thăm nom con cái.
Nếu cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành.
Toà án có thẩm quyền
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; coi mã số thuế cá nhân thay đổi người đứng tên sổ đỏ tư vấn đặt cọc đất ;mẫu đặt cọc mua bán nhà đất; giải thể công ty cổ phần; Thủ tục tách hộ khẩu, Thủ tục cấp sổ đỏ, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp, trong buôn bán đất đai,…, của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng bất động sản có những gì?
- Thủ tục chuyển nhượng đất cho con được quy định như thế nào?
- Chuyển nhượng, tặng cho qsdđ chỉ qua giấy viết tay có được không?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Luật hôn nhân gia đình và mái ấm gia đình năm trước lao lý tại Điều 69 :
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Bạn đang đọc: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái được pháp luật quy định như thế nào?
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm nom, bảo vệ quyền, quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lượng hành vi dân sự hoặc không có năng lực lao động và không có gia tài để tự nuôi mình .
3. Giám hộ hoặc đại diện thay mặt theo pháp luật của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lượng hành vi dân sự .
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo thực trạng hôn nhân gia đình của cha mẹ ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lượng hành vi dân sự hoặc không có năng lực lao động ; không được xúi giục, ép buộc con thao tác trái pháp lý, trái đạo đức xã hội. ”
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.