Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại cần thủ tục gì?

bởi Hương Giang
Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi hoạt động sản xuất sẽ sở hữu những cái tên thương mại riêng biệt. Khác so với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, tên thương mại không cần phải đăng ký mà vẫn được pháp luật đương nhiên bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Do đó, không ít độc giả băn khoăn về vấn đề chuyển giao tên thương mại cho cá nhân, tổ chức khác hiện nay. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, liệu có được chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại không? Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại cần làm thủ tục gì? Quy trình chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại được thực hiện như thế nào? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Tên thương mại là gì?

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tên thương mại được định nghĩa như sau: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Có thể thấy, đây là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác khi cùng kinh doanh một lĩnh vực và một khu vực.

Trong đó, có thể hiểu, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng, có danh tiếng…
Việc dùng tên thương mại được hiểu là sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh nằm mục đích thương mại và thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo…

Lưu ý: Chủ sở hữu tên thương mại phải là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

Quy định về việc sử dụng tên thương mại như thế nào?

Theo khoản 6 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách:

  • Dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh;
  • Thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
  • Phạm vi quyền đối với tên thương mại theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.
  • Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
  • Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Có được chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại không?

Theo Khoản 3 Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Như vậy, công ty bạn chỉ được chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại khi chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Còn việc chuyển nhượng khác sẽ không được thực hiện.

Điều này đồng nghĩa với việc chuyển nhượng tên thương mại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp, tức là các thành viên, cổ đông của công ty bạn sẽ thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của mình cho người khác.

Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại cần làm thủ tục gì?

Nếu bạn muốn chuyển nhượng tên thương mại của công ty mình cho một người khác, hoặc một tổ chức khác, thì bạn sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của các thành viên trong công ty mình cho người đó. Khi đó, người nhận chuyển nhượng sẽ là người nắm giữ các phần vốn góp, cổ phần và đương nhiên tên thương mại của doanh nghiệp cũng chuyển sang thuộc sở hữu của người đó.

Quy trình chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại

Cụ thể, thủ tục mua bán công ty để chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại được thực hiện như sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Theo các quy định pháp luật Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới được phép bán toàn bộ. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.

Quý khách hàng thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thực hiện mua bán doanh nghiệp với người mua

  • Soạn thảo Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Xác lập người mua doanh nghiệp phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại  Luật Doanh nghiệp và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại luật này
  • Các tài liệu chứng minh việc mua bán doanh nghiệp tư nhân đã hoàn thành (giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho người mua).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Sau khi tiến hành mua bán, sẽ phải thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Người mua doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân như: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;
  • Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người mua doanh nghiệp tư nhân gửi Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH

Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng

  • Hai bên mua bán thỏa thuận giá chuyển nhượng và ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
  • Đối với cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có thể thanh toán qua hai hình thức: chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng tiền mặt.
  • Đối với tổ chức là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, kê khai thuế thu nhập cá nhân

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh, công ty có nghĩa vụ thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, cá nhân hoặc công ty phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân chuyển nhượng tại cơ quan thuế quản lý.

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục chuyển nhượng công ty

Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại
Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại

Đối với công ty cổ phần

Bước 1: Kiểm tra thông tin CTCP dự định mua

Tổ chức, cá nhân mua lại CTCP trước khi mua cần kiểm tra thông tin của công ty, cụ thể:

  • Thông tin về tình trạng hoạt động của công ty;
  • Tình trạng sử dụng người lao động, bảo hiểm của người lao động;
  • Thông tin về thuế: Kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, hóa đơn đầu vào, đầu ra, doanh thu công ty trong quá trình hoạt động , báo cáo tài chính và các chứng từ kế toán khác…;
  • Nghĩa vụ thuế của công ty: Kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, báo cáo thuế, các khoản nợ thuế (nếu có), tình hình quyết toán thuế của công ty.

Bước 2: Chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện qua hai phương thức: bằng hợp đồng chuyển nhượng giữa cá nhân, tổ chức chuyển nhượng và cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần Quý khách hàng cần lưu ý các nội dung sau:

  • Đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế) với cách tính thuế như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần  x  Thuế suất 0,1%
  • Thời hạn nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân là 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.
  • Đối với tổ chức là pháp nhân khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục

  • Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Sau đó, tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hiện nay cơ quan đăng ký kinh doanh không quản lý việc thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần nên doanh nghiệp không phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong nội bộ công ty và thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Doanh nghiệp phải thông báo thay đổi nội dung này với cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp lại Đăng ký kinh doanh.

Nộp hồ sơ và lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

  • Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Doanh nghiệp nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật: 100.000 đồng/ lần;
  • Hồ sơ kê khai thuế sẽ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Một tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt khi nào?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì khả năng phân biệt của tên thương mại được quy định cụ thể như sau:
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại?

Pháp luật hiện nay có quy định tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Theo đó, tại Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại như sau:
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?

Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được định nghĩa tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản là tên thương phẩm của sản phẩm để phân biệt các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm