Ký giáp ranh là thỏa thuận của các chủ đất có bất động sản liền kề nhau về việc không lấn chiếm, sử dụng đúng ranh giới đã được đo đạc và xác lập thành bản mô tả ranh giới bởi cơ quan có thẩm quyền. Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Điều kiện của thửa đất được chuyển nhượng
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”.
Khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất không cần ký giáp ranh để xác định có hay không có tranh chấp đất đai.
– Điều kiện của bên nhận chuyển nhượng
Bên nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013. Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp cấm nhận chuyển nhượng theo quy định, cụ thể:
– Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
– Điều kiện về chủ thể
Các bên chuyển nhượng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các bên chuyển nhượng hoàn toàn tự nguyện.
– Điều kiện về mục đích, nội dung
Mục đích và nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không vi phạm điều cấm của luật, đạo đức xã hội.
– Điều kiện về hình thức
Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
– Được đăng ký sang tên Sổ đỏ
Như vậy, điều kiện để giao dịch dân sự hợp pháp nói chung và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, phát sinh hiệu lực nói riêng không có quy định phải ký giáp ranh. Nói cách khác, không có quy định bắt buộc phải ký giáp ranh.
Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính, xác lập ranh giới và bản đồ mô tả ranh giới được ghi nhận:
- Trước khi vẽ chi tiết cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh đấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất.
- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất.
Khoản 2 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm và các công việc của Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký biến động trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng như sau:
(1) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
(2) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
(3) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, khi kiểm tra hồ sơ nếu có đủ điều kiện thì Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc theo thẩm quyền như trên. Trong đó, không có quy định yêu cầu xác nhận hiện trạng thửa đất như thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Nói cách khác, không có quy định ký giáp ranh khi chuyển nhượng.
Không ký giáp ranh có bị phạt không?
Pháp luật hiện hành không có quy định chế tài xử lý các trường hợp không ký giáp ranh mà quy định về quyền lợi của hàng xóm liền kề trong quá trình đo đạc đất theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Trường hợp 1: Người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan.
Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận.
Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập.
Trường hợp 2: Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại.
Mời bạn xem thêm:
- THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH CÁ NHÂN 2022
- MẪU BIÊN BẢN KÝ GIÁP RANH ĐẤT MỚI
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty nhanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, xác nhận độc thân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin hợp pháp hóa lãnh sự, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Nhiều thửa đất có ranh giới là nhiều đoạn gấp khúc (Mua bán đất vườn, đất nông nghiệp rất hay gặp trường hợp này) trong khi thực tế mốc ranh giới đất lại thường chỉ được cắm 4 góc làm dễ bị lấn chiếm, mất đất. Vì vậy sau khi mua xong đất bạn cần liên hệ các hộ liền kề để xác định lại ranh giới đất trước khi có thể xây quây đất lại.
2. Xác định ranh giới đất để phòng tránh tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất.
3. Việc ký xác định ranh giới thửa đất là thủ tục bắt buộc khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất (Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT). Trong đó:
– Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
– Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
– Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt quá trình đo đạc thì bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có).