Nhiều người lao động khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng họ vẫn mong muốn được tiếp tục làm việc. Vậy liệu khi đã đến tuổi nghỉ hưu, pháp luật Có bắt buộc người lao động phải nghỉ hưu hay không? Người lao động có được tiếp tục làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu? Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng người lao động cao tuổi như thế nào? Tất cả những thắc mắc này Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Tuổi nghỉ hưu năm 2022 được quy định như thế nào?
Theo Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Người lao động có được tiếp tục làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu?
Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Như vậy, pháp luật vẫn cho phép người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu được quyền tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, sức khỏe là một phần đáng quan ngại khi làm việc, do đó cần chú trọng đến thời giờ làm việc, cũng như các vấn đề sức khỏe.
Có bắt buộc người lao động phải nghỉ hưu hay không?
Theo quy định nêu trên, khi đã đến tuổi nghỉ hưu, nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc thì người lao động vẫn được quyền tiếp tục làm việc.
Người lao động cao tuổi có được nhận lương hưu khi tiếp tục làm việc không?
Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện hưởng lương hưu được quy định như sau
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Hoặc cụ thể hơn tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.”
Như vậy, lương hưu sẽ được nhận khi người lao động tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đảm bảo độ tuổi theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, ông vẫn sẽ nhận được khoản lương hưu tương xứng.
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng người lao động cao tuổi
Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng người lao động cao tuổi
– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Người lao động làm việc sau khi đã nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tùy thuộc vào việc người lao động cao tuổi đã hưởng lương hưu hay chưa mà người sử dụng lao động có thể phải đóng bảo hiểm cho họ.
Trường hợp 1: Người lao động đang hưởng lương hưu
Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 BLLĐ năm 2019, người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.
Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nêu rõ:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, nếu người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên, thay vì đóng bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 168 BLLĐ năm 2019.
Trường hợp 2: Người lao động chưa hưởng lương hưu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm cho họ.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có bắt buộc người lao động phải nghỉ hưu hay không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.”
Như vậy, lương hưu sẽ được nhận khi người lao động tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đảm bảo độ tuổi theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này, ông vẫn sẽ nhận được khoản lương hưu tương xứng.
Người lao động khi đã nghỉ hưu có thể giao kết hợp đồng xác định thời hạn và sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời sẽ được trả một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm.