Có bắt buộc phải hòa giải khi yêu cầu giải quyết ly hôn?

bởi NguyenTriet
Có bắt buộc phải hòa giải khi yêu cầu giải quyết ly hôn?

Ly hôn vốn là việc mà chẳng ai mong muốn trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, nếu cuộc sống vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung; việc tiến hành ly hôn là cần thiết đối với cả hai bên. Một câu hỏi được khả nhiều người đặt ra; trong trường hợp các bên tiến hành ly hôn, thì liệu có bắt buộc phải tiến hành hòa giải; khi các bên yêu cầu được giải quyết ly hôn không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về hòa giải

  • Hòa giải là việc một bên thứ ba tiến hành thuyết phục; hỗ trợ các bên trong việc thỏa thuận; thương lượng để chấm dứt hoàn toàn; hoặc một phần những xung đột, tranh chấp, bất đồng với nhau.
  • Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân; giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài; vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự.

Vì vậy, Hòa giải này đã được nâng lên thành một nguyên tắc trong tố tụng dân sự. Cụ thể được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự ; theo quy định của Bộ luật này.

Có bắt buộc phải hòa giải khi yêu cầu giải quyết ly hôn ?

Trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn; việc hòa giải phải được tiến hành ở nhiều nơi và tính chất bắt buộc cũng tùy thuộc vào nơi tiến hành hòa giải. Cụ thể:

  • Tiến hành hòa giải ở cơ sở: Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay việc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 là không bắt buộc. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở nhằm giúp các bên có thể tự thỏa thuận, xem xét lại để tự giải quyết những mâu thuẫn nhằm khuyết khích các bên tự giải quyết mâu thuẫn.

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

  • Tiến hành hòa giải ở Tòa án: Đối với thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình thì thủ tục hòa giải tại Tòa án là bắt buộc. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình 2014, hòa giải tại Tòa án như sau:

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về hòa giải trong thuận tình ly hôn như sau:

Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu; trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình; nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng; giữa cha, mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Như vậy, việc bắt buộc hòa giải hay không sẽ tùy thuộc nơi tiến hành hòa giải.

Tại sao lại bắt buộc phải hòa giải khi yêu cầu giải quyết ly hôn

Khi giải quyết yêu cầu ly hôn thì thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc bởi vì:

  • Quan hệ hôn nhân và gia đình nếu được xác lập dựa theo quy định của pháp luật; thì được tôn trọng và bảo vệ.
  • Quan hệ vợ chồng là điểm mấu chốt để duy trì một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Do đó, khi đứng trước nguy cơ bị chấm dứt thì cần phải kịp thời hòa giải.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành; giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ:

Hotline:  0833102102

Câu hỏi liên quan

Thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm những ai?

Thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm:
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
+ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động;; trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải; thì phải có ý kiến bằng văn bản.

Hòa giải là gì?

Hòa giải không những chỉ là một thủ tục bắt buộc do tòa án cấp sơ thẩm tiến hành trước khi có quyết định đưa vụ việc ra giải quyết bằng một phiên tòa xét xử hoặc một phiên họp theo quy định của pháp luật; mà còn là một thủ tục do tòa án tiến hành; nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Kết quả của hòa giải tòa án có thể xảy ra những trường hợp nào?

Căn cứ vào biên bản hòa giải có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Hòa giải thành toàn bộ vụ án.
– Hòa giải thành một phần vụ án.
– Hòa giải không thành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm