Cứ tưởng ly hôn là hết. Nhưng, nếu hai bên vẫn còn quyền và nghĩa vụ với con cái, thì có lẽ “ly hôn là hết” không còn đúng nữa. Sau ly hôn, hai bên có quyền thăm nom và nghĩa vụ cấp dưỡng con cái. Việc cấp dưỡng là nghĩa vụ của bên không có quyền chăm sóc con. Sẽ ra sao nếu chồng trốn tránh nghĩa vụ cáp dưỡng cho con sau ly hôn ? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật Sư X
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP
- Luật Hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn là hành vi trái pháp luật
Sau ly hôn, người không sống chung với con cái có nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 110: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Quy luật một bên nuôi dưỡng con, bên kia cũng phải có nghĩa vụ gánh vác một phần trách nhiệm về cấp dưỡng nuôi con về vật chất. Mức cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng
- Chi phí sinh cần thiết của người được cấp dưỡng (con cái)
Việc quyết định mức cấp dưỡng trước tiên phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Nếu không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người trốn trách nghĩa vụ này khiến cho việc nuôi dưỡng con của đối phương gặp nhiều khó khăn, con cái không đủ điều kiện để chăm sóc toàn diện. Bởi vậy, việc lẩn trốn nghĩa vũ cấp dưỡng sẽ là một hành vi vi phạm pháp luật.
Tham khảo bài viết : Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị xử lý thế nào ?
Có hai hình thức xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự tùy theo mức độ của hành vi .
Trước tiên, nếu phát hiện chồng/vợ có dấu hiệu không thực hiện; trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn, bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ.Cụ thể tại Khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định:
Điều 119: Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
“Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Nếu người đó tiếp tục không chịu thực hiện nghĩa vụ, thì sẽ bị xử phạt theo quy định
Về xử phạt hành chính:
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Điều 52: hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực hoạt động thi hành án dân sự:
…
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định.
Về xử lý hình sự:
Nếu hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con gây ra hậu quả nghiêm trọng làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hay đây là hành vi đã bị xử lý về hành chính còn tái diễn thì xử lý hình sự sẽ được đặt ra. Cụ thể, người vi phạm sẽ có thể bị phạt tù đến 2 năm theo Điều 186 Luật hình sự 2015:
Điều 186: Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Việc cấp dưỡng cho chính con của mình nó thể hiện tình cảm của người làm cha, làm mẹ. Bởi vậy, nó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm tình thương. Bởi, con cái chính là món quà của tình yêu.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng nhưng cố ý không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lẩn tránh để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đôi với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.