Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

bởi Ngọc Gấm
Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có rất nhiều cặp vợ chồng tại Việt Nam muốn đặt tên cho con trong giấy khai sinh có tên theo tiếng Anh. Theo nhiều người nếu đặt tên cho con theo tiếng anh thì tên của con sẽ sang trọng và cao quý hơn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho con khi đi du học nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có được đặt tên con bằng tiếng Anh không? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quốc tịch của con khi sinh ra đời xác định như thế nào?

Bạn cần phải biết được rằng một đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam; nếu có cha hoặc mẹ là người nước ngoài và người còn lại là người Việt Nam; thì đứa trẻ đó có thể có quyền có quốc tịch của Việt Nam hoặc có quốc tịch của nước ngoài. Cụ thể theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi bổ sung 2014:

  • Trường hợp thứ nhất, trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; còn người kia là công dân nước ngoài: Nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con mang quốc tịch Việt Nam
  • Trường hợp thứ hai, trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; còn người kia là công dân nước ngoài: Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp thứ ba, trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; còn người kia là công dân nước ngoài: Được quyền mang 02 quốc tịch nếu pháp luật của cả 02 nước của quốc tịch cha và mẹ cho phép.

Tại Việt Nam nếu con bạn đã có quốc tịch nước ngoài mà muốn có thêm quốc tịch Việt Nam thì con bạn phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú (theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP).

Họ của con khi sinh ra đời xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:

Trường hợp con sinh ra có đầy đủ cha và mẹ:

  • Họ của con sẽ được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ;
  • Nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán (tức theo tập quán Việt Nam con sẽ theo họ của cha).
  • Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Dựa theo quy định trên nếu con khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; còn người kia là công dân nước ngoài thì có quyền lấy họ tiếng nước ngoài; và điều này là không vi phạm quy định của pháp luật.

Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?
Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

Trường hợp con sinh ra không có đầy đủ cha và mẹ:

  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?

Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không? Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự. Điều 3 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được răng bạn sẽ không thể đặt tên con theo tên tiếng anh trong giấy khai sinh được như bạn hằng mong muốn vì điều đó là trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng nếu bạn muốn đặt tên con theo tiếng nước ngoài thì bạn có thể thực hiện một trong ba cách sau:

  • Đặt tên con gọi ở nhà bằng tiếng anh (tên trong giấy khai sinh là một cái tên khác bằng tiếng Việt).
  • Phiên âm tên tiếng anh của con thành tiếng việt khi đăng ký khai sinh.
  • Cho con được hưởng quốc tịch nước ngoài để làm giấy khai sinh nước ngoài.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Có được đặt tên con bằng tiếng Anh không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Quyền thay đổi họ tại Việt Nam?

– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
– Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
– Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Quyền thay đổi tên tại Việt Nam?

– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
– Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
– Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ

Quyền xác định, xác định lại dân tộc tại Việt Nam?

– Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
– Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
– Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
– Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm