Có được mở lối đi nhờ trên đất nhà hàng xóm không?

bởi Luật Sư X
Có được mở lối đi nhờ trên đất nhà hàng xóm không?

Thời gian gần đây, chúng tôi gặp rất nhiều khách hàng tìm đến nhờ tư vấn trường hợp nhà ở bị vây bọc bởi các bất động sản khác khiến họ không có lối đi ra đường lớn và hàng xóm của họ không cho đi nhờ. Vấn đề đặt ra ở đây đó chính là trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu mở lối đi trên đất nhà họ không? Cùng tham khảo ý kiến tư vấn của Luật sư X xung quanh vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền về lối đi chung đã được quy định trong BLDS 2015 như sau:

1. Quyền yêu cầu mở lối đi qua:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Điều 254

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Với việc quy định như trên, BLDS 2015 ghi nhận quyền yêu cầu mở lối đi trên bất động sản liền kề. Theo đó, gia đình bạn và các gia đình khác có đất đai phía bên trong mảnh đất của gia đình hàng xóm thì có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ, và phải có sự đền bù thích hợp cho gia đình hàng xóm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Đây là trường hợp khi các bên bắt đầu xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của mình thì khi chia phải tính toán lối đi cần thiết cho người phía trong. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản có sự xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế giải quyết tốt nhất là các bên nên lập thành văn bản về thoả thuận lối đi chung bởi lẽ người ta có câu “lời nói gió bay”, khi ấy quyền lợi của mình sẽ bị xâm phạm.

2. Vị trí, giới hạn lối đi qua:

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, pháp luật không có quy định cụ thể nào về việc mở lối đi bao nhiêu là hợp lý, việc đó do các bên tự thỏa thuận và quyết định phù hợp với tình hình thực tế cũng như phong tục tập quán của địa phương mình. Nếu không tự thỏa thuận được, bạn có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

3. Chấm dứt quyền đối với lối đi chung:

Quyền đối với lối đi chung đi chung này chỉ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại BLDS 2015 như sau:

Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

3. Theo thỏa thuận của các bên.

4. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

Theo quy định trên, gia đình hàng xóm muốn rào lại phần đất là lối đi chung chỉ khi được gia đình bạn và các gia đình khác đồng ý.

Trong trường hợp gia đình hàng xóm không cho đi trên lối đi chung, gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp can thiệp bằng thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã không thành thì theo Điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp về lối đi chung sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết. Bởi vì quyết định của Toà án có giá trị pháp lý và bắt buộc các bên phải thực hiện.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm