Quyền về lối đi chung là gì?

bởi Luật Sư X

Quyền về lối đi chung là một quy định rất quan trọng trong Bộ luật Dân sự. Từ quy định này ta có thể thấy pháp luật luôn bảo vệ các lợi ích chính đáng của các chủ thể trong quan hệ dân sự với nhau.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1.  Quyền về lối đi chung là gì

Để hiểu rõ quyền về lối đi chung là gì thì chúng ta hãy xem hình minh hoạ sau đây:

Như hình minh hoạ trên chúng ta có thể thấy diện tích đất của ông C đã bị bao bọc bởi các phần phần đất của các gia đình xung quanh khác nên ông C không có lối đi nào ra các con đường là Trần Hưng Đạo hay Nguyễn Huệ. Và việc này sẽ khiến cho việc sinh hoạt của ông C sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của ông C thì luật đã quy định về “quyền về lối đi qua”, hay nói cách khác là quyền về lối đi chung như sau:

Điều 254: Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Ở đây việc yêu cầu của chủ sở hữu có bất động sản (BĐS) bị vây bọc có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân:

Một là, không có lối đi ra đường công cộng.

Hai là, có nhưng đủ lối đi ra đường công công.

Trường hợp “có nhưng không đủ” được hiểu là trên thực tế có lối đi phục vụ cho việc di chuyển của chủ sở hữu BĐS bị vây nhưng lối đi đó không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc di chuyển của họ.

Ví dụ: giả sử ông C (trong hình minh hoạ trên) có thuê một mặt tiền ngoài đường Nguyễn Huệ để bán hủ tiếu vào buổi sáng và chiều tối. Tuy nhiên lối đi mà bà E mở cho ông C theo thoả thuận lúc trước chỉ là 0.7m chiều ngang, chỉ vừa đủ để di chuyển xe 2 bánh ra vào mà thôi. Giờ ông C có hàng quán phía trước nên việc di chuyển đồ đạc phục vụ cho việc buôn bán sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp này ông C có quyền yêu cầu thay đổi diện tích đường mà bà E đã thoả thuận với ông C trước đó để tiện phục vụ cho cuộc sống của ông C trong sinh hoạt và làm ăn kiếm sống.

2. Một số vấn đề liên quan đến quyền về lối đi qua.

Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Từ quy định trên chúng ta cần lưu ý một số vấn đề có liên quan như sau:

  • Thứ nhất: Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Ở đây khi xem xét về vị trí của lối đi chung mở ra đường công cộng thì cần lưu ý đến sự thuận tiện và hợp lý. Sự thuận tiện ở đây có thể hiểu là vị trí đường cần mở sao cho khoảng cách từ vị trí BĐS bị vây ra đường công công là ngắn nhất, dễ di chuyển nhất trên thực tế. Ngoài đảm bảo lợi ích chính đáng của BDS bị vây bọc thì vấn đề quyền lợi của BĐS có mở lối đi cũng cần phải được quan tâm.

Ví dụ: như hình trên giả sử khoảng cách từ nhà ông C ra đường Trần Hưng Đạo là 25m (đi qua diện tích đất của ông B), còn khoảng cách từ nhà ông C ra đường Nguyễn Huệ chỉ là 15m (đi qua phần đất bà E). Ngoài ra so với nhà ông B đã được xây kiên cố (4 tầng) thì nhà bà E chỉ là nhà cấp 4. Trong trường hợp này khi xét về yếu tố thuận tiện cho ông C và thiệt hại gây ra khi phải mở lối đi cho các bên thì rõ ràng việc lựa chọn lối đi qua phần đất bà E ra đường Nguyễn Huệ là tối ưu nhất.

  • Thứ hai: Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Cũng từ ví dụ trên, nếu ông C lựa chọn lối đi qua phần đất bà E và được bà E chấp nhận thì ông C phải đền bù cho bà E một số tiền hay lợi ích khác, hoặc nếu các bên có thoả thuận không đền bù thì vẫn được chấp nhận vì nguyên tắc của pháp luật dân sự vẫn là tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên.

  • Thứ ba: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Ở đây có thể hiểu là các bên có thể tự thoả thuận với nhau mà không cần phải đưa ra chính quyền giải quyết. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp các bên không thể tự thoả thuận được vì liên quan đến quyền lợi của mình nên họ lựa chọn yêu cầu Toà án giải quyết. Bởi vì quyết định của Toà án có giá trị pháp lý và bắt buộc các bên phải thực hiện.

  • Thứ tư, Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Đây là trường hợp khi các bên bắt đầu xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản của mình thì khi chia phải tính toán lối đi cần thiết cho người phía trong. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể thực hiện theo thoả thuận giữa các bên, có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản có sự xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế giải quyết tốt nhất là các bên nên lập thành văn bản về thoả thuận lối đi chung bởi lẽ người ta có câu “lời nói gió bay”, khi ấy quyền lợi của mình sẽ bị xâm phạm.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm