Đôi khi mọi người lựa chọn kết hôn trong sự bồng bột của bản thân. Tuy nhiên, ly hôn cũng không tránh được sự “bồng bột” đó. Bởi vậy, nhiều cặp đôi vẫn lựa chọn quay lại với nhau sau ly hôn. Vậy thủ tục kết hôn lại này có khác gì lần đâu không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có được tái hôn với chồng cũ/ vợ cũ không?
Rõ ràng, kết hôn với ai hay người đó là người như thế nào (thậm chí là chồng cũ/vợ cũ/người yêu cũ…) đó là quyền của công dân là được pháp luật quy định. Việc kết hôn sẽ là hợp pháp khi chủ thể đăng ký kết hôn hoàn toàn đủ điều kiện theo quy định. Cụ thể:
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đo thì nam nữ có đủ điều kiện sau được đăng ký kết hôn:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Bên cạnh điều kiện về độ tuổi, tính tự nguyên, sức khỏe cũng như về thủ tục, chủ thể muốn kết hôn cũng không được thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn. Cụ thể tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Mà theo quy định, vợ chồng đã ly hôn thì rõ ràng tình trạng hôn nhân được pháp luật công nhận là “đã có chồng/vợ nhưng đã ly hôn theo quyết định của bản án”. Như vậy, bằng việc đáp ứng các điều kiện khác nữa thì việc “kết hôn lại với chồng cũ là quyền và được pháp luật công nhận.
Thủ tục tái hôn với chông cũ/ vợ cũ
Thực ra, việc kết hôn lại với chồng cũ cũng được tiến hành như lần đầu bạn kết hôn mà thôi. Bởi vậy, các bạn cần chuẩn bị:
Những giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn là những giấy tờ xác minh nhân thân, giấy thể hiện nhu cầu kết hôn, và một giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Những giấy tờ này nhằm đảm bảo cho việc kết hôn hợp pháp. Cụ thể căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đi đăng ký kết hôn, các bên cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. Nếu đã từng kết hôn và ly hôn thì phải kèm theo Quyết định ly hôn của Tòa án.
Cụ thể tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Thời hạn giải quyết và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Được cấp ngay sau khi đối tượng đăng ký kết hôn nộp đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí đăng ký kết hôn: đăng ký kết hôn được miễn lệ phí.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Kết hôn đồng giới, pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ?
Câu hỏi thường gặp
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
+ Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
+ Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
+ Nội dung khác có liên quan.