Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy định về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng bao gồm các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riên g và việc phân chia tài sản của vợ chồng. Pháp luật không bắt buộc mỗi cặp vợ chồng phải lựa chọn chế độ tài sản theo luật định hay theo thỏa thuận. Một câu hỏi được đặt ra, có được sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không? Luât sư X xin được tư vấn cho bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
Định nghĩa
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập theo thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản được lập trước khi kết hôn quy định về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng gồm: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng.
Đặc điểm
- Một là, chế độ tài sản do hai bên vợ chồng tự do thỏa thuận một cách tự nguyện, bình đẳng. Khác với chế độ pháp định, chế độ tài sản ước định cho phép vợ chồng tự do bàn bạc và xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng.
- Hai là, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận phải được lập thành văn bản trước khi kết hôn, tuy nhiên nó chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Nếu như việc lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hoàn toàn không cần vợ chồng thể hiện bằng ý chí, thì chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ được công nhận khi ý chí của các bên tham gia thỏa thuận được thể hiện rõ bằng văn bản.
- Ba là, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có phần đề cao quyền lợi cá nhân của vợ chồng hơn so với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Mặc dù vẫn hướng tới việc đảm bảo quyền lợi chung của gia đình, song chế độ tài sản này cho phép vợ chồng có thể tự do hơn trong việc thực hiện quyền sở hữu riêng của mình.
- Bốn là, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận không bắt buộc phải được thiết lập mà do sự chủ động của các bên trước khi kết hôn, nó không làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, không ảnh hưởng đến nghĩa vụ với con. Xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận hay không là quyền của vợ chồng, do vợ chồng lựa chọn, không phải quy định bắt buộc của pháp luật.
Có được sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc sửa đổi bổ sung thỏa thuận chế độ tài sản như sau:
Điều 49: Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
1.Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
2.Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại điều 47 của Luật này.
Thỏa thuận hôn ước xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, có hiệu lực từ thời điểm kết hôn và mang tính ổn định cao. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống vợ chồng, thỏa thuận hôn ước ra đời nhằm đảm bảo quyền đinh đoạt của vợ chồng đối với tài sản nên pháp luật cho phép vợ chồng sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình và quy định của pháp luật.
Về thời điểm thực hiện việc sửa đổi bổ sung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản luật định. Mặc dù thỏa thuận hôn ước mang tính ổn định cao, nhưng pháp luật vẫn cho phép vợ chồng được sửa đổi kể cả khi đã kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng, đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng được pháp luật bảo vệ.
Về hình thức
Việc sửa đổi bổ sung cũng như việc xác lập mới nội dung thỏa thuận không chỉ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng mà còn liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người thứ ba. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung cần phải tuân theo hình thức chặt chẽ, phải được lập thành văn bản và phải được công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.
Về hậu quả pháp lý sau khi thực hiện việc sửa đổi bổ sung thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Việc sửa đổi bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng không làm chấm dứt thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng mà chỉ làm thay đổi một số nội dung theo thỏa thuận của vợ chồng trước đó. Cũng giống như xác lập mới, trong trường hợp vợ chồng có xác lập giao dịch với người thứ ba thì khi vợ chồng sửa đổi, bổ sung nội dung của thuận, vẫn phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết thông tin liên quan, nếu vợ chồng vi phạm nghĩa vụ này thì quyền lợi của người thứ ba vẫn được pháp luật bảo vệ.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng vợ chồng lợi dụng việc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự, sau khi thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được sửa đổi bổ sung thì các quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lí, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Do đó, vợ hoặc chồng sẽ không được tự ý bán tài sản chung mà không được sự đồng ý của người còn lại.
Thứ nhất, vợ chồng tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và được lập thành văn bản.
Thứ hai, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét; quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân có thể bị vô hiệu khi: Việc chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Và nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ.