Đăng ký kết hôn cần những gì?

bởi NguyenTriet

Kết hôn là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi con người, khi mà bạn sẽ thiết lập mối quan hệ vợ chồng với một người và nhiều quyền và nghĩa vụ cũng được thiết lập khi đó. Vậy, đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Ai được đăng ký kết hôn?

Pháp luật Việt Nam chỉ quan hệ hôn nhân hợp pháp khi vợ chồng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải cứ thích là được kết hôn. Pháp luật chỉ cho phép đối tượng đăng ký kết hôn phải đủ điều kiện theo luật định để đăng ký kết hôn. Căn cứ theo Điều 8 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì các đối tượng sau được đăng ký kết hôn: 

  •  Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên: Độ tuổi này là độ tuổi mà cả hai bên đã có đầy đủ nhận thức và một số những điều kiện khác như kinh tế, khả năng lao động,…để duy trì một cuộc hôn nhân
  • Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định: Kết hôn là quyền của công dân, việc kết hôn phải được thực hiện dựa trên sự tự nguyện mà không bị ép buộc, đe dọa hay cản trở kết hôn.
  • Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự: Khả năng tự mình nhận thức và chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
  •  Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời, …

Cụ thể hóa từ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình như sau: 

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
……

Cần chuẩn bị những gì khi đăng ký kết hôn?

Những giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn là những giấy tờ xác minh nhân thân, giấy thể hiện nhu cầu kết hôn, và một giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Những giấy tờ này nhằm đảm bảo cho việc kết hôn hợp pháp. Cụ thể căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đi đăng ký kết hôn, các bên cần chuẩn bị: 

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
  •  Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. Nếu đã từng kết hôn và ly hôn thì phải kèm theo Quyết định ly hôn của Tòa án

Cụ thể tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: 

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.

Thời hạn giải quyết và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:

Được cấp ngay sau khi đối tượng đăng ký kết hôn nộp đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí đăng ký kết hôn: đăng ký kết hôn được miễn lệ phí. 

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không?

Câu hỏi thường gặp

Tập quán về hôn nhân và gia đình là gì?

Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

Chế độ hôn nhân và gia đình là gì?

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Pháp luật quy định thành viên trong gia đình gồm những ai?

Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm