Điều kiện kết hôn với công an

bởi NguyenTriet

Quyền được kết hôn, lập gia đình là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được công nhận trong hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, những người phục vụ trong hàng ngũ lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và trong lực lượng công an nhân dân nói riêng, sẽ phải đáp ứng thêm được những điều kiện đặc biệt theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện để được kết hôn với chiến sĩ công an nhân dân là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Do đặc thù công việc của những chiến sĩ công an nhân dân là lực lượng nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn chật tự xã hội, đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm; do vậy yêu cầu mỗi người chiến sĩ phải có tư tưởng chính trị vững vàng; giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng; để thực hiện tốt nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Do vậy, để phòng ngừa những yếu tố xấu có thể tác động tới bản lĩnh chính trị, đạo đức, tư tưởng của mỗi chiến sĩ công an nhân dân; pháp luật có những quy định khá khắt khe đối với người vợ, người bạn đời tương lai của mỗi người chiến sĩ. Do đó, khi kết hôn, ngoài việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được kết hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình; người bạn đời tương lai của chiến sĩ công an nhân dân còn phải đáp ứng được những điều kiện đặc thù do bộ công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

Điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình

Ở Việt Nam để phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa, chính trị …. pháp luật nước ta cũng quy định điều kiện kết hôn tại  Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Trong đó những trường hợp cụ thể như:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam, nữ khi thỏa mãn các điều kiện như trên. Nhà nước ta hiện nay không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Tóm lại, muốn kết hôn với công an hay không; thì trước hết phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kết hôn của pháp luật như trên.

Điều kiện đặc thù khi kết hôn với công an

Đối với các chiến sĩ công an nhân dân; người bạn đời tương lai họ phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch 3 đời. Tức là từ đời ông bà, bố mẹ và bản thân người đó. Điều này để đảm bảo rằng việc kết hôn giữa hai người sẽ không làm lung lay; ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức và bản lĩnh chính trị của các cán bộ chiến sĩ công an. Căn cứ theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA; quy định về những trường hợp không kết hôn với cán bộ chiến sĩ công an nhân dân như sau:

  • Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
  • Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án; hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
  • Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
  • Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
  • Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;

Có thể thấy, những điều kiện trên là tương đối khắt khe nhưng phù hợp trong bối cảnh hiện tại và tính chất đặc thù công việc của những cán bộ chiến sĩ công an nhân dân. Điều này nhằm đảm bảo việc cán bộ chiến sĩ công an nhân dân sẽ hoàn thành tốt khi công tác và phục vụ đất nước.

Như vậy, những trường hợp đáp ứng đủ hai điều kiện nêu trên; thì sẽ được pháp luật công nhận; và được cơ quan đơn vị chủ quản chấp thuận cho phép kết hôn. 

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Đi đăng ký kết hôn, người đang đi tù có được thực hiện không

Câu hỏi thường gặp

Thời kỳ hôn nhân là gì?

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Kết hôn trái pháp luật là gì?

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì xử lý thế nào?

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm