Như đã biết mặc dù xã hội đã ngày càng phát triển; sự phủ sóng thông tin cũng được rộng rãi hơn; nhưng thực tế vẫn có những nơi vùng sâu vùng xa còn nghèo và khó khăn. Và những nơi đó thường vẫn còn tình trạng tảo hôn; với lý do kết hôn sớm để có thêm người lao động. Việc thực hiện tảo hôn là trái với quy định và sẽ bị xử phạt. Vậy hành vi tảo hôn là gì? Và mức xử phạt thế nào? Hãy cùng với Luật sư X làm rõ các vấn đề qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tảo hôn là gì?
Tảo hôn là khái niệm được nhắc đi, nhắc lại rất nhiều trong các chương trình; sách báo tuyên truyển trên nhiều phương tiện truyền thông cả nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.
Khái niệm Tảo hôn có thể hiểu như sau:
Tảo hôn là việc kết hôn của đôi nam nữ trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể tức là lấy vợ trước khi đủ 20 tuổi và lấy chồng trước khi đủ 18 tuổi.
Nói cách khác, tảo hôn là lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật. Ở những nơi điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp như vùng biên giới; nhiều đồng bào dân tộc thì tảo hôn cũng theo thế mà thường xuyên xảy ra hơn. Không chỉ có tại Việt Nam; tảo hôn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ; và thường đi kèm với một phong tục khác là hôn nhân được sắp đặt.
Như vậy; có thể thấy hành vi tảo hôn là trái với quy định. Việc kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luy cho xã hội và chính những người kết hôn sớm; khi chưa đủ trưởng thành, chưa đủ tài chính.
Pháp luật quy định về xử phạt đối với hành vi tảo hôn thế nào?
Do không đảm bảo điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nên khi thực hiện hành vi tảo hôn, người thực hiện hoặc tổ chức tảo hôn; tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp xử lý vi phạm hành chính:
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; quy định về mức xử phạt với hành vi tảo hôn tại Điều 58 như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án“.
Như vậy; có thể thấy hai trường hợp có thể bị xử phạt hành chính là:
- Tổ chức lấy chồng, lấy vợ cho người chưa đủ tuổi: Có thể hiểu đơn giản là tổ chức đám cưới, lễ thành hôn.v.v
- Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt: Trường hợp này bắt buộc phải có quyết định của Tòa án.
Ngoài ra; hành vi ép buộc, cưỡng ép tảo hôn sẽ bị xử phạt đến 300.000đ. Trường hợp này phổ biến ở việc các bậc cha mẹ tổ chức và ép con cái mình tảo hôn. Tuy nhiên mức xử phạt có thể coi là không lớn được quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tùy vào từng mức độ của việc tảo hôn mà có thể bị khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 183 Bộ Luật hình sự. Việc tảo hôn mà có tổ chức; hoặc đã bị xử phạt hành chính rồi mà tái phạm sẽ được quy định xử lý theo Điều 183:
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm“.
Như vậy; hành vi tổ chức tảo hôn lần đầu tiên sẽ bị xử phạt hành chính nhưng nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu hình sự. Hay nói cách khác; điều kiện để bị truy cứu trách nhiện hình sự của hành vi tổ chức tảo hôn đó là đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm.
Ngoài ra, việc người trưởng thành mà sống chung như vợ chồng, quan hệ đối với một người dưới 16 tuổi khi tảo hôn rất có thể bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm trẻ em hoặc giao cấu đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142, 144, 145 Bộ luật hình sự 2015
Trong trường hợp, hai vợ chồng chung sống từ khi chưa đủ tuổi đến nay đã đủ độ tuổi kết hôn thì cần làm thủ tục kết hôn tại UBND cấp xã. Nếu chưa nắm rõ về thủ tục này, bạn có thể xem thêm bài viết sau:
Mời bạn đọc xem thêm
Trường hợp cấm kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014
Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ” Tảo hôn là gì, mức xử phạt với hành vi tảo hôn” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Để phát sinh quan hệ vợ chồng và được pháp luật thừa nhận thì cần phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định.
Để giảm thiểu tảo hôn cần phải xác định công tác “phòng” vẫn là chính; do vậy, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhất là ở thôn, bản cần phải gần dân, sát dân, kịp thời nắm bắt thông tin để có những giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Cần tuyên truyền nâng cao hơn nữa ý thức cho mỗi người dân; giúp họ có được những kiến thức về hôn nhân gia đình.
Việc kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy:
– Ảnh hưởng đến sức khỏe khi cơ thể chưa trưởng thành nhưng đã sinh con; không những ảnh hưởng đến mẹ mà đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng; dễ mắc các bệnh ví dụ như về tim mặc, về phổi,…
– Cuộc sống khó khăn khi chưa thể đảm bảo về kinh tế, do kết hôn quá sớm, còn là những đứa trẻ chưa thật sự hiểu gánh nặng của kinh tế; cũng như không có công việc ổn đinh.
– Việc tảo hôn cũng là gánh nặng lên sự phát triển của xã hội.