Phạm vi ba đời là gì?

bởi NguyenTriet

Kết hôn là quyền của mỗi công dân, tuy nhiên pháp luật có những quy định cấm kết hôn trong một số trường hợp trong đó có quy định về “phạm vi ba đời” thì không được kết hôn. Vậy “phạm vi ba đời” là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X!

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Phạm vi ba đời là gì?

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ định nghĩa cụm từ này. Theo đó, “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, Phạm vi ba đời (trực hệ) sẽ được nhắc đến trong phạm vi một gia đình có cùng huyết thống gồm 3 đời kế tiếp nhau có cùng một gốc.

Ví dụ như: Cụ ông, cụ bà của bạn là đời thứ nhất, con của cụ ông (tức là ông, bà bạn) là đời thứ 2, Cháu của cụ ông (tức là bố, mẹ hoặc bác, dì… bạn) là đời thứ 3; còn bạn và anh chị em con bác, dì, cô,…bạn là đời thứ 4. 

2. Pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời

Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dễ gây ra hiện tượng con bị dị dạng giải thích bởi việc di truyền gen. Tỷ lệ gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng tạo cơ hội cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình. Khiến con sinh ra sẽ bị dị tật, dị dạng, quái thai,…. Đây cũng là lý do tại sao pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn trong phạm vi bai đời. Cụ thể tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Chiếu theo điểm d, Khoản 2 Điều 5 thì: 

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

….

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Nghĩa là, từ đời thứ 4 trở đi, bạn sẽ không bị cấm kết hôn. Việc không kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời là một điều kiện để việc kết hôn trở nên hợp pháp. Xét về hệ quả không đáng có cho đời sau thì việc tuân thủ quy định này là một việc cần phải tuân thủ đúng không nào? Tuy rằng việc kết hôn là tự nguyện tuy nhiên vẫn phải đúng pháp luật nhé!

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm