Rất nhiều người lao động gửi câu hỏi về cho Luật sư X thắc mắc về vấn đề “Có được tính nghỉ phép năm khi nghỉ ốm đau không?”. Người lao động nghỉ ốm dài ngày được tính phép năm thế nào? Trong thời gian nghỉ phép năm mà bị ốm, đau thì có được hưởng đồng thời lương nghỉ phép và tiền của bảo hiểm xã hội không? Nghỉ ốm trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau? Tất cả những thắc mắc này, Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết ngay sau đây, mời bạn cùng theo dõi để bảo vệ quyền lợi của người lao động nhé.
Căn cứ pháp lý
Có được tính hưởng phép năm trong thời gian nghỉ ốm dài ngày?
Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động bao gồm:
– Thời gian học nghề, tập nghề mà sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động khi đã hết thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương đã được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng tổng thời gian nghỉ không quá 06 tháng.
– Thời gian nghỉ ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
– Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là không vi phạm kỷ luật lao động.
Theo quy định này, thời gian nghỉ ốm đau của người lao động cũng có thể được tính hưởng phép năm. Như vậy, nếu nghỉ ốm đau dài ngày mà tổng thời gian nghỉ không vượt quá 02 tháng/năm thì người lao động vẫn được tính số ngày phép như trường hợp đi làm bình thường.
Trường hợp nghỉ ốm dài hơn 02 tháng thì thời gian vượt quá sẽ không được tính số ngày phép.
Người lao động nghỉ ốm dài ngày được tính phép năm thế nào?
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, số ngày nghỉ phép năm của người lao động được xác định như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Căn cứ quy định này, số ngày nghỉ phép năm của người lao động nghỉ ốm dài ngày cũng sẽ được xác định như sau:
– Trường hợp nghỉ ốm dài ngày không vượt quá 02 tháng/năm:
Trường hợp này vẫn được tính là làm việc đủ năm. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ:
+ 12 ngày làm việc: Người làm công việc bình thường.
+ 14 ngày làm việc: Lao động chưa thành niên, lao động khuyết tật, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc: Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Trường nghỉ ốm dài ngày vượt quá 02 tháng/năm:
Thời gian vượt quá 02 tháng sẽ không được tính là thời gian làm việc tính hưởng phép năm. Do đó, người lao động trong trường hợp này sẽ bị coi là làm việc chưa đủ 12 tháng. Lúc này, số ngày phép hằng năm của người lao động sẽ được tính theo công thức sau:
Số ngày phép | = | Số ngày nghỉ hằng năm | + | Số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) | : | 12 tháng | x | Số tháng làm việc thực tế |
Lưu ý:
– Trong tổng thời gian nghỉ ốm đau dài ngày, có 02 tháng được tính là làm việc để tính phép năm.
– Với những tháng làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường/tháng thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính số ngày phép.
Ví dụ, mỗi năm chị A có 14 ngày phép. Năm 2022, chị A nghỉ ốm đau dài ngày từ ngày 05/4/2022 đến hết 25/8/2022. Tổng số phép trong năm 2022 của chị A được tính như sau:
– Thời gian nghỉ được tính phép năm: Từ 05/4/2022 đến hết 04/6/2022.
– Thời gian nghỉ không được tính phép năm: Từ 05/6/2022 đến hết 25/8/2022. Trong đó, tháng 6 và tháng 8, chị A nghỉ không trọn tháng nhưng số ngày nghỉ vượt quá 50% số ngày làm việc bình thường nên sẽ không được tính số ngày phép năm.
=> Năm 2022, chị A có 09 tháng làm việc thực tế. Số ngày phép được tính cho năm 2022 được xác định như sau:
Số ngày phép = 14 ngày : 12 tháng x 09 tháng = 10,5 ngày
Trong thời gian nghỉ phép năm mà bị ốm, đau thì có được hưởng đồng thời lương nghỉ phép và tiền của bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, người lao động trong thời gian nghỉ phép mà bị ốm, đau thì sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội, chỉ nhận được lương của chế độ nghỉ phép.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tính thù lao của luật sư năm 2022
- Luật sư chuyển sang công chứng viên như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được tính nghỉ phép năm khi nghỉ ốm đau không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định trích lục hồ sơ đất; lấy giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì các trường hợp sau đây sẽ không giải quyết chế độ ốm đau:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên thì bạn mổ ruột thừa phải nằm viện trong thời gian bạn nghỉ phép thuộc trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau.
Căn cứ khoản 6 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động gồm:
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Như vậy, thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm được tính vào thời gian làm việc để xác định ngày nghỉ phép năm.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau, người lao động trong thời gian nghỉ phép mà bị ốm, đau thì sẽ không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội, chỉ nhận được lương của chế độ nghỉ phép.