Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem không?

bởi Anh
Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem

Các hình thức lừa đảo đánh tráo sổ đỏ được thực hiện ngày càng tinh vi. Trong thời buổi công nghệ và các nền tảng số phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì các thông tin cá nhân như sổ đỏ xuất hiện trên mạng xã hội không còn quá xa lạ. Những hành vi tưởng chừng như vô hại lại mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Có rất nhiều bài viết cảnh tỉnh về vấn đề đăng tải các giấy tờ chính chủ lên mạng và bị làm giả nhưng vẫn chưa nhiều người thực sự hiểu về nó. Bài viết hôm nay, Luật sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề “Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem không?“. Mong nhận được sự đón nhận của quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem?

Trong giao dịch bất động sản, sổ đỏ là giấy tờ quan trọng có giá trị để chứng minh tính pháp lý của tài sản, cũng như sự hợp pháp của chủ sở hữu. Các nhóm đối tượng tội phạm xem đây là mảnh đất màu mỡ để thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, dẫn đến rất nhiều phiền lụy cho chính chủ sở hữu bất động sản đó, và cả bị hại trót lỡ dính phải giao dịch giả này.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý: Hành vi tráo sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, những giấy tờ thật, giả thu giữ được đều được coi là vật chứng của án do các đối tượng sử dụng sổ đỏ thật, giả để làm công cụ, phương tiện phạm tội, lừa bán bất động sản cho người khác. Cơ quan điều tra sẽ không trả lại ngay giấy tờ thật cho chính chủ sở hữu vì có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tra, quyền lợi chính đáng của người thứ ba, đến phán quyết của tòa, cũng như việc thi hành bản án. Lúc này, chủ sở hữu thật muốn thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà đất là điều không thể, phải đợi chờ đến khi kết thúc vụ án. Còn người mua phải giao dịch giả này muốn nhận lại số tiền đã đưa cho các đối tượng thì cũng phải chờ phán quyết của tòa, cơ quan thi hành án.

Để tránh sập bẫy lừa đánh tráo sổ đỏ, các chủ sở hữu nhà đất nên nâng cao ý thức cảnh giác trong giao dịch, không nên chụp sổ đỏ hay giấy tờ nhà đất quan trọng đăng lên các trang mạng một cách công khai. Nếu chụp thì một số thông tin cá nhân, số sê ri trên sổ cần được che kín, làm mờ.

Với sổ đỏ thật, chủ nhà có thể đánh dấu một điểm nhỏ nào đó trên sổ để dễ dàng nhận biết. Khi khách tới xem nhà, chủ nhà nên có người đi cùng để giám sát, tránh trường hợp khách mua nhà đi theo nhóm, dàn bẫy để đánh tráo. Trường hợp phát hiện sổ đỏ thật đã bị đánh tráo, ngay lập tức phải có đơn trình báo đến văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan công an quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi có thửa đất đó để cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn giao dịch mua bán bất động sản bất hợp pháp, tránh hệ lụy pháp lý đi kèm.

Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem
Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem

Các thủ đoạn lừa bán đất bằng sổ đỏ giả

Cùng với sự phá triển của khoa học công nghệ, bao tiện ích, ứng dụng được cung cấp và mang lại lợi ích lớn cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp cho một số kẻ gian có công cụ, phương tiện phù phép ra các loại văn bằng, giấy tờ giả mạo nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật. Thủ đoạn lừa bán đất băng sổ đỏ giả thường thấy gồm có:

Thứ nhất, các đối tượng tự lập lên các công ty, văn phòng “ma” – “mạo danh môi giới, kinh doanh bất động sản”, quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội và đăng tải kèm theo nhiều hình ảnh thật “mượn” từ các dự án bất động sản của công ty lớn, có uy tín nhưng giá chào bán được họ niêm yết hoặc giới thiệu có thể rẻ hơn nhiều và tặng kèm nhiều khuyến mại hấp dẫn. Đặc điểm của các đối tượng này thường là công ty, văn phòng không có địa chỉ giao dịch cụ thể hoặc có nhưng là địa chỉ ảo, mượn của người khác. Tên gọi “lạ” mà không tra cứu được trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Thứ hai, mạo danh nhân viên dự án bất động sản của các công ty uy tín, làm giả hồ sơ dự án kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa tiền đặt cọc của người mua.

Thứ ba, giả vờ làm người muốn mua đất, liên hệ chủ đất, yêu cầu được xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó bằng thủ thuật tinh vi đã tráo đổi Giấy chứng nhận thật của chủ nhà với Giấy chứng nhận giả đã chuẩn bị sau đó đem cầm cố Giấy chứng nhận thật hoặc “nhân bản Giấy chứng nhận thật” để bán cho các “con mồi” tiếp theo.

Thứ tư, làm giả Sổ đỏ – chỉnh sửa thông tin chủ sử dụng đất cho khớp với thông tin căn cước công dân của đối tượng lừa đảo hoặc làm giả căn cước cho khớp với thông tin trên sổ đỏ thật để ngang nhiên bán đất.

Thông thường, các hành vi giả mạo nêu trên, các đối tượng lừa đảo chỉ nhắm tới khoản tiền đặt cọc mua đất vì làm hợp đồng đặt cọc chỉ cần viết tay mà không phải trải qua thủ tục công chứng, chứng thực. Các đối tượng này nhiều khi không chủ đích tới việc ký kết hợp đồng mua bán vì nếu mang hợp đồng mua bán và giấy tờ giả mạo ra Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc UBND chứng thực thì có thể sẽ bị phát hiện giấy tờ giả. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người mua bị lừa mua bởi những cuốn sổ đỏ giả như vậy bởi chủ quan không hoàn tất việc công chứng, chứng thực hoặc do giá cả và các khuyến mãi mà “cò” đưa ra quá hấp dẫn, khiến người mua không đủ tỉnh táo để phán đoán chính xác.

Hành vi sử dụng sổ đỏ giả để lừa bán đất bị xử phạt thế nào ?

Hành vi sử dụng sổ đỏ giả hoặc giấy tờ tuỳ thân giả để bán đất cho người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện các thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu các giấy tờ giả đã sử dụng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: bị huỷ bỏ toàn bộ kết quả thực hiện thủ tục hành chính có sử dụng giấy tờ giả (bao gồm cả việc huỷ Giấy chứng nhận đã cấp).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Có nên chụp sổ đỏ cho người khác xem” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả khi chụp sổ đỏ cho người khác xem?

Trong giao dịch bất động sản, sổ đỏ là giấy tờ quan trọng có giá trị để chứng minh tính pháp lý của tài sản, cũng như sự hợp pháp của chủ sở hữu. Các nhóm đối tượng tội phạm xem đây là mảnh đất màu mỡ để thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, dẫn đến rất nhiều phiền lụy cho chính chủ sở hữu bất động sản đó, và cả bị hại trót lỡ dính phải giao dịch giả này.

Cách thức xử lý để hạn chế bị lừa đảo liên quan đến sổ đỏ?

Với sổ đỏ thật, chủ nhà có thể đánh dấu một điểm nhỏ nào đó trên sổ để dễ dàng nhận biết. Khi khách tới xem nhà, chủ nhà nên có người đi cùng để giám sát, tránh trường hợp khách mua nhà đi theo nhóm, dàn bẫy để đánh tráo. Trường hợp phát hiện sổ đỏ thật đã bị đánh tráo, ngay lập tức phải có đơn trình báo đến văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan công an quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi có thửa đất đó để cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn giao dịch mua bán bất động sản bất hợp pháp, tránh hệ lụy pháp lý đi kèm.

Khi đăng tải sổ đỏ lên mạng xã hội chủ sở hữ cần chú ý điều gì?

Để đảm bảo tính chất bảo mật chủ sở hữu nên làm mờ các thông tin nhân thân như tên, số sổ, chứng minh nhân dân…. Không cung cấp các thông tin nhân thân cho các đối tượng không quen biết tránh trường hợp bị lộ thông tin. Người dân cần nâng cao cảnh giác với các hành vi lừa đảo phổ biến này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm