Vi bằng công chứng là gì? Có nên mua đất bằng vi bằng công chứng không là câu hỏi của nhiều người. Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý:
- Luật nhà ở 2014;
- Luật đất đai 2013;
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP.
Vi bằng công chứng là gì?
Vi bằng công chứng hay vi bằng công chứng thừa phát lại là một thuật ngữ đang bị lạm dụng và sử dụng sai. Phải khẳng định rằng; vi bằng là vi bằng còn công chứng là công chứng; hai loại văn bản này có giá trị pháp lý khác nhau:
- Vi bằng: Là văn bản do thừa phát lại tạo lập để ghi nhận sự kiện, hành vi làm căn cứ xét xử tại tòa;
- Công chứng: Là hoạt động công chứng viên (thuộc phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Như vậy; sử dụng từ “vi bằng công chứng thừa phát lại” là cách đánh tráo khái niệm khiến người mua tin tưởng về hoạt động mua bán hợp pháp. Đối với nhiều người cả tin; thì sẽ được môi giới đưa tới một văn phòng “thừa phát lại” để lập “vi bằng” thay vì tới “phòng công chứng” để làm hợp đồng mua bán. Về cơ bản văn bản này được soạn thảo thì đều có người làm chứng, dấu đỏ đàng hoàng; nhưng giá trị pháp lý “một trời một vực”.
Có nên mua đất bằng vi bằng không?
Để khẳng định rằng nên hay không mua; thì sẽ cần phải đặt vào hoàn cảnh của từng người; ở đây Luật sư X muốn phân tích để quý khách có thể đưa ra lựa chọn của mình.
Thứ nhất; theo quy định của pháp luật thì trong giao dịch mua bán đất đai, nhà ở cần phải lập văn bản công chứng. Lập vi bằng để mua bán bất động sản là sai quy định; và không có giá trị để sang tên đổi chủ trong tương lai. Quy định này được cụ thể hóa tại Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Thứ hai; bản chất của vi bằng là ghi nhận sự kiện; có nghĩa vi bằng sẽ làm chứng cho việc một bên giao tiền; một bên giao giấy tờ; và không có quyền làm chứng cho giao dịch mua bán hợp pháp giống như công chứng. Vì vậy vi bằng chỉ để làm căn cứ giải quyết (đòi đất, đòi tiền) tại tòa án mà thôi. Bởi vì vi bằng không nhằm mục đích “công chứng mua bán”; nên sẽ nảy sinh trường hợp mảnh đất sẽ được bán cho nhiều người; chủ sở hữu có thể thu lợi và tẩu tán tài sản; mất khả năng thanh toán khi bị đòi dẫn đến việc việc mất tiền vừa mất đất.
Thứ ba; nhiều người hiểu rằng việc mua bán đất lập vi bằng là sai quy định; nhưng đối với mảnh đất chưa rõ ràng về pháp lý (chưa sổ hồng)….; thì việc lập vi bằng và hợp đồng mua bán là điều duy nhất có thể làm khi công chứng vi không thể công chứng cho tài sản như vậy.
Tất nhiên khi mua những mảnh đất này thì chủ nhân sẽ được giá hời hơn so với thị trường; nhưng cũng sẽ phải đánh đổi bằng việc có thể phát sinh tranh chấp trong tương lai. Trong trường hợp đó là lựa chọn duy nhấ;t thì nên tìm đến những người bán đất thực sự uy tín và có những văn bản ràng buộc một cách rõ ràng do luật sư soạn thảo.
Câu hỏi thường gặp
Vi bằng công chứng hay vi bằng công chứng thừa phát lại là một thuật ngữ đang bị lạm dụng và sử dụng sai. Phải khẳng định rằng; vi bằng là vi bằng còn công chứng là công chứng; hai loại văn bản này có giá trị pháp lý khác nhau:
Vi bằng: Là văn bản do thừa phát lại tạo lập để ghi nhận sự kiện, hành vi làm căn cứ xét xử tại tòa;
Công chứng: Là hoạt động công chứng viên (thuộc phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng) – Thường ở UBND.Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác) – Tư nhân.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực theo quy định của pháp luật
Hotline: 0833102102