Năm 2022 có nên mua nhà của người ly hôn hay không?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2022 có nên mua nhà của người ly hôn hay không?

Xin chào Luật sư X. Tôi và người yêu đã quen nhau 5 năm, nay cả hai bên gia đình đã dự định đi đến hôn nhân và sẽ cho ngồi nhà làm của hồi môn. Vợ chồng tôi có đang tham khảo được dự án chung cư tại Hà Nội, ngôi nhà khá thuận tiện cho công việc và phù hợp với vợ chồng trẻ, tuy nhiên chúng tôi đang có chút lăn tăn về gia đình cũ mới ly hôn nên chưa có đặt cọc. Theo Luật sư thì có nên mua nhà của người ly hôn hay không? Khi mua nhà cần lưu ý những điều gì và trình tự, thủ tục mua nhà tại Hà Nội được thực hiện ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có nên mua nhà của người ly hôn hay không?

Khi bạn muốn đi xem một ngôi nhà nhưng đã qua sử dụng bạn nên xem lịch sử gia đình của gia chủ trước đó. Nếu ngôi nhà đã qua tay người nhiều nhà chủ và chỉ sử dụng nó trong một thời gian ngắn rồi bán đi hoặc các chủ sở hữu trước đó có số phận không tốt như là: phá sản, ly dị hay sức khoẻ có vấn đề thì bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chọn mua căn nhà đó.

Nếu mua lại, người bán nhà vừa mới được thăng chức, trúng xổ số, và chuyển đến một ngôi nhà mới khang trang hơn là rất may mắn, tốt về phong thủy và tạo ra những năng lượng tích cực. Tuy nhiên, nếu nhà được bán từ một người mới ly hôn, bị tịch thu nhà, hay mắc một loại bệnh nguy hiểm, người trong nhà bị tù tội, đại nạn, phá sản v.v… Thực sự là không tốt. Mua một ngôi nhà như thế, có nghĩa là bạn đã mua những rắc rối vào mình. Có thể, những yếu tố về địa hình hay thế đất đã tạo nên khó khăn cho gia chủ.

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến các yếu tố khác như:

Bên trong nhà

Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của nhà không nằm trên garage, nhà bếp, hoặc một không gian mở bên dưới.Cũng nên chắc chắn rằng không có nhà tắm trên phòng bếp và phòng ăn. Các vị trí này sẽ gây ra bệnh tật cho chủ nhà. Để cẩn thận, bạn nên nhìn vào sự sắp xếp của phòng ngủ và phòng tắm. Hai căn phòng này không nên ở liền kề với nhau, tức là giường và toilet không được chung tường.

Yếu tố mở

Nếu ngôi nhà đối diện mảnh đấtmở hoặc nhìn ra một khu vực rộng phía trước mặt sẽ là một tín hiệu rất tốt. Bạn có thể hình dung điều này với Nhà Trắng của Washington với một bãi cỏ rộng phía trước hay dinh thự lớn nhất nước Mỹ, Biltmore House, ởAsheville, North Carolina.

Một điều nữa cần lưu ý đó là liệu ngôi nhà có bị choáng ngợp bởi các cảnh quan xung quanh? Nếu có một cái cây ở trước nhà, đặc biệt là ngay trước cửa ra vào thì đây là dấu hiệu xấu. Cái cây này sẽ ngăn cơ hội tìm vào nhà. Tương tự như vậy với các bụi cây mọcquá sát nhà, hoặc các cây leo bám tường. Bạn nên bỏ hoặc di chuyển chúng ra chỗ khác.

Quan sát hai bên trước khi mua

Có gì bên phải và bên trái của ngôi nhà? Có ngôi nhà hoặc tòa nhà nào có vẻ chiếm ưu thế so với nhà bạn định mua không? Nếu các ngôi nhà hoặc đất phía bên trái cao hơn thì đó là dấu hiệu tốt của năng lượng rồng. Bạn sẽ nhân đôi may mắn nếu căn hộ bên trái nhà bạn nằm ở phía Đông. Còn nếu có một ngôi nhà mái nhọn chỉ thẳng vào cửa ra vào nhà bạn thì rõ ràng là dấu hiệu không lành mà bạn cần lưu ý.

Có nên mua nhà của người ly hôn hay không?
Có nên mua nhà của người ly hôn hay không?

Nên chọn mua nhà hình vuông hoặc chữ nhật nhưng không nên quá dài hoặc quá rộng, tỷ lệ lý tưởng nhất là 2-3. Nhà có đường chạy vòng quanh là một dấu hiệu tốt của phong thủy.

Xem xét tiếp đến đường vào nhà. Đường giao thông, đường phố, hay các con hẻm tượng trưng cho nước trong phong thủy. Nên tránh mua ngôi nhà nằm ở ngã tư đường, nhà có hướng lượn của đường ra xa nhà, nhà nằm ở một ngõ cụt, nhà có đường mở ở phía sau hay là nhà nằm cuối ngõ.Những vị trí trên đều là dấu hiệu phong thủy xấu, nhưng vẫn có thể sửa chữa được bằng việc sử dụng gương.

Điều kiện mua bán nhà đất tại Hà Nội

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên chuyển nhượng

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Bên nhận chuyển nhượng

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

b) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

C) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

d) Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở

Bên chuyển nhượng

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện mua bán nhà ở.

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Bên nhận chuyển nhượng

a) Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

b) Cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trước khi có ý định mua nhà đất tại Hà Nội, quý khách cần kiểm tra các giấy tờ như sổ đỏ bản gốc để xác thực mảnh đất có thật. Tìm hiểu thông tin quy hoạch đất và biến động, để tra cứu thông tin này chính xác và nhanh chóng quý khách có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch tại Hà Nội.

Thủ tục chuyển nhượng nhà đất tại Hà Nội

Hồ sơ thực hiện chuyển nhượng

  • Chứng minh nhân dân (02 bản công chứng không quá 06 tháng)
  • Sổ hộ khẩu (02 bản công chứng không quá 06 tháng)
  • Đăng ký kết hôn (02 bản công chứng không quá 06 tháng; hoặc Giấy chứng nhận xác nhận tình trạng hôn nhân (02 bản công chứng không quá 06 tháng trường hợp chưa kết hôn hoặc đã ly hôn)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản gốc + 02 bản công chứng không quá 06 tháng)
  • Hợp đồng mua bán (02 bản công chứng khi các bên thực hiện việc chuyển nhượng. Có thể ký tại văn phòng công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đến địa điểm yêu cầu).

Trình tự, thủ tục mua bán nhà đất tại Hà Nội

Bước 1: Khách hàng thực hiện việc công chứng các hồ sơ, văn bản, giấy tờ. Nếu có yếu tố nước ngoài, cần phải có dịch thuật công chứng nếu không biết tiếng việt.

Bước 2: Kê khai để thực hiện các nghĩa vụ tài chính (đóng thuế, lệ phí trước bạ, phí thẩm định, phí cấp sổ).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có bất động sản. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Quý khách hàng sẽ nhận được phiếu hẹn ngày trả kết quả.

Bước 4: Khi đến ngày nhận trả kết quả trên phiếu hẹn, lấy thông báo thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (Bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân 2 %, lệ phí trước bạ 0,5%, Lệ phí thẩm định 0,15%…)

Bước 5: Nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại nơi ghi trong phiếu hẹn và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên của mình.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2022 có nên mua nhà của người ly hôn hay không?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch hoặc sử dụng dịch vụ tra cứu quy hoạch… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Kiểm tra các giấy tờ hợp lệ hay không hợp lệ về nhà ở khi tham gia giao dịch ra sao?

Đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân, đã có giấy chứng nhận của chính quyền thuộc chế độ cũ không?
Đối với nhà ở do một bên hoặc các bên tự xây dựng cần tìm hiểu khi tiến hành xây dựng có giấy phép xây dựng không. Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với đất hay nhà này không? Bên cạnh đó, các giấy tờ tài liệu khác cũng rất có giá trị chứng minh ai là người đã xây dựng nhà: Hóa đơn mua nguyên vật liệu, biên nhận thanh toán tiền công xây dựng, hợp đồng thuê khoán xây dựng,…
Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hay của cơ quan, tổ chức cần tìm hiểu ai là người được quyền sử dụng nhà hợp pháp (quyết định phân phối nhà, quyết định giao nhà, đơn xin cấp nhà…), đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chưa; việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà có giấy tờ chứng minh gì không?

Kiểm tra hiện trạng, nguồn gốc ngôi nhà muốn mua như thế nào?

Người mua phải có thông tin chính xác về dự án nhà đang xây cũng như chủ đầu tư dự án phải có thông báo về việc bán các căn hộ trên bản vẽ thiết kế với các chi tiết về diện tích, vật liệu xây dựng, các thiết bị có liên quan đến ngôi nhà cho người mua biết.
Để có cái nhìn thực tế hơn, tránh rủi ro thì người mua phải trực tiếp đến địa điểm của căn nhà để xem hiện trạng của nó, phải xác định nguồn gốc nhà ở thuộc sở hữu của ai, quá trình chuyển dịch quyền sở hữu như thế nào, nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chưa? Việc xác định rõ nguồn gốc nhà ở, tình trạng pháp lý của nhà ở là điều kiện giúp giao kết hợp đồng đúng quy định của pháp luật và tránh được những tranh chấp phát sinh sau này.

Tìm hiểu về tính pháp lý của nhà muốn mua như thế nào?

Để hạn chế rủi ro khi mua nhà, trước hết bạn cần kiểm tra tình trạng pháp lý của căn nhà, cụ thể là căn nhà có đủ điều kiện để bán hay không. Nhà ở tham gia giao dịch phải đảm bảo các điều kiện quy định tại điều 118 Luật nhà ở 2014, giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn. Không áp dụng với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều kiện này không áp dụng với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm