Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?

bởi Sao Mai
Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết

Chào Luật sư, Trong mấy ngày qua tôi đọc tin tức có thấy về dịch sốt xuất huyết số người bệnh đang tăng lên từng ngày. Cụ thể, trong tháng 8 năm 2022, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9, con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay đã ghi nhận 250 ca ở các tỉnh thành phía Bắc. Các chuyên gia lo ngại, trong tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Cho tôi hỏi mắc bệnh sốt xuất huyết có phải là một bệnh truyền nhiễm? Theo quy định của pháp luật thì việc mắc bệnh sốt xuất huyết có phải cách ly không?

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề trên mời bạn cùng Luật sư X thảm khảo bài viết “Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?“. Hy vọng sẽ hỗ trợ cung cấp thêm kiến thức bổ ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Thực hiện cách lý y tế được pháp luật quy định ra sao?

Theo Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế

1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:

  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm “Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.” đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);
  • Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;
  • Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.

2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:

  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
  • Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.

3. Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp:

  • Người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A;
  • Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.

Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?

Tại Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 (Được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020) quy định về phân loại bệnh truyền nhiễm như sau:

Phân loại bệnh truyền nhiễm Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);bệnh do vi rút Zika;

Bệnh sốt xuất huyết không lây qua dịch tiết nước bọt hay đường hô hấp, vì vậy việc tiếp xúc với người bệnh sẽ không lây bệnh. Tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola) được xem là bệnh truyền nhiễm nhóm A như quy định trên sẽ phải cách ly.

Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?
Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?

Vậy sốt xuất huyết lây qua những đường nào? 

Muỗi

Hiện nay đường lây chủ yếu của sốt xuất huyết là qua muỗi, có 2 loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti (muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc biệt, muỗi vằn cái Aedes aegypti là tác nhân chính gây nên các ổ dịch lưu hành hiện nay.

Muỗi Aedes thường nhỏ, có màu đen và các vằn, đốm trắng thân. Muỗi vằn cái hút máu và truyền virus Dengue cả ban ngày, cả ban đêm nhất là sáng sớm và chiều tối. Chúng phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, ở các khu vực có ao tù nước đọng, thậm chí trong chén bát, góc tối trong nhà… vì vậy cần chủ động trong phòng tránh để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Từ mẹ sang con

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không, có lây từ mẹ sang con hay không? Một phụ nữ đang mang thai nếu không may bị sốt xuất huyết có khả năng truyền virus cho thai nhi trong thời kỳ mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ, sinh em bé. Tuy nhiên nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là khá thấp. Nếu mẹ bị sốt xuất huyết khi sinh thì trẻ có thể mắc bệnh trong 2 tuần đầu đời. Lúc này bé có một số dấu hiệu sau mà mẹ cần chú ý:

  • Sốt cao trên 40 độ;
  • Hạ thân nhiệt dưới 36 độ;
  • Khó chịu, bứt rứt, bỏ bú, buồn ngủ, li bì;
  • Phát ban.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là bài viết LSX tư vấn về “Có phải thực hiện cách ly khi mắc bệnh sốt xuất huyết?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty LSX luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cách y tế?

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP  
1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
c) Người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.

Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với các bệnh truyền nhiễm là bao lâu?

Theo quy định tạ Khoản 3 Điều 2 Nghị định 101/2010/NĐ-CP  
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Hiện nay dịch sốt xuất huyết đã có vắc xin phòng bệnh chưa?

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là không để muỗi cắn, do vậy, mọi người cần chủ động phòng tránh bằng cách:
– Mặc quần áo dài tay, màu sắc trung tính vì muỗi chỉ yêu thích những màu tối và việc mặc áo dài tay sẽ tạo một lớp bảo vệ mỏng trên da bạn.
– Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, vợt điện để diệt muỗi, tinh dầu đuổi muỗi… nhưng cần để chúng xa tầm tay trẻ em.
– Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi mỗi khi đi ngủ.
Triệt tiêu nơi sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín các lu vại chứa nước hoặc tất cả dụng cụ đựng nước quanh nhà.
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là với những dụng cụ chứa nước. Thu gom các vật phế thải không sử dụng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi trong nhà.
– Việc phát quang bụi rậm quanh nhà sẽ góp phần giảm nơi trú ngụ của các loại muỗi nói chung và muỗi vằn nói riêng. Nếu có thể, bạn hãy trồng thêm một số loại cây có tinh dầu như hương thảo, bạc hà… để muỗi không đến gần.
– Người bị bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng của sốt virus, tránh để bệnh chuyển biến phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
– Người đã bị sốt xuất huyết và khỏi bệnh thì không được chủ quan vì nghĩ đã bị nhiễm bệnh trước đó nên sẽ không bị lại. Tuy nhiên, hiện sốt xuất huyết lưu hành 4 tuýp virus nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể tái nhiễm tuýp vi-rút khác, thậm chí lần sau còn nặng hơn lần trước.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm