Việc vay ngân hàng là một giao dịch dân sự khá phổ biến khi có nguồn cầu về tài chính. Việc vay đa phần thường được đảm bảo bằng việc thế chấp tài sản. Vay ngân hàng nào là phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một người tiến hành vay nhiều ngân hàng. Vậy liệu rằng có thể thế chấp một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp luật
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
1. Tài sản là gì?
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”Như vậy, có thể rút ra được đặc điểm và phân loại tài sản như sau: Thứ nhất, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
- Vật, là dạng vật chất có thể nắm giữ, quản lý được có thể đưa vào giao dịch dân dự. Chẳng hạn như điện thoại, bàn ghế, vàng bạc,…chúng đều là là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
- Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được dùng để đo lường, biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác và là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích luỹ tài sản.
- Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá có rất nhiều loại như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
- Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó thì quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Thứ hai, tài sản bao gồm bất động sản và động sản
Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sảnDựa vào tính chất vật lý của tài sản mà pháp luật chia tài sản thành động sản và bất động sản. Đối với bất động sản, đây là tài sản không thể di dời được. Còn động sản là tài sản mà không phải bất động sản thì nó là động sản. Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất như: khoáng sản, cây cối hoa màu, các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản……Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản mà tài sản có thể là tài sản hiện tại (đã tồn tại vào thời điểm hiện tại) hoặc tài sản trong tương lai (tài sản sẽ có trong tương lai như: tiền lương, nhà xây theo dự án,…)
2. Một tài sản có thể thế chấp cho nhiều khoản vay?
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là hình thức mà các bên thỏa thuận về việc tiến hành thực hiện nghĩa vụ một cách có trách nhiệm thông qua các biện pháp như thế chấp, bảo lãnh, cầm cố,…Trong đó, tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản mà một bên dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với một bên khác. tài sản này có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. Vậy một tài sản có thể thế chấp cho nhiều khoản vay hay không, điều 296 bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
+ Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
+ Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
3. Xử lý tài sản thế chấp
Bán đấu giá là hình thức xử lý tài sản thế chấp khi bên kia không thực hiện được nghĩa vụ, hay nói cách khác là không trả được nợ.Lúc này, ngân hàng có quyền được bán đấu giá tài sản của bạn theo một trong các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tại Điều 303 Bộ Luật dân sự.
Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.Bởi vậy mà, việc bán đấu giá tài sản của ngân hàng là có căn cứ. Nếu các bên không thỏa thuận xử lý tài sản thế nào khi một bên vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng được quyền bán đấu giá tài sản này.Tất nhiên, sẽ là sử dụng phương pháp xử lý khác nếu hai bên có thỏa thuận về việc xử lý tài sản khi có vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì làm theo thỏa thuận; nếu không có thì bên nhận thế chấp có thể bán đấu giá tài sản bảo đảm.
Xem thêm:
- Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê không ?
- Cho vay lãi nặng “thế chấp” bằng video nóng bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung “Có thể thế chấp một tài sản cho nhiều khoản vay hay không?”. Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Căn cứ điều 308 bộ luật dân sự 2015; quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
– Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.