Cố ý dùng bạo lực trong bóng đá bị xử phạt thế nào?

bởi Việt Hoàng
Cố ý dùng bạo lực trong bóng đá bị xử phạt thế nào?

Lịch thi đấu vòng 7 V-League 2021 với nhiều những trận cầu hấp dẫn; Nhưng vẫn còn tồn tại những vụ việc chơi xấu (bạo lực trong bóng đá); Cố tình hoặc vô tình dùng bạo lực trong thi đấu. cụ thể là trận đấu của

Vừa qua, Hoàng Thịnh (TP.HCM) bị phạt 40 triệu, đình chỉ thi đấu đến hết năm 2021. Phan Thế Hưng (Nam Định) cùng Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa); Cùng bị phạt 15 triệu và cùng bị đình chỉ thi đấu 3 trận. Liệu hình thức này đã đủ nặng để răn đe; Hay các cầu thủ vẫn chưa ý thức được việc làm của mình để lại hậu quả ra sao nên vẫn tiếp tục tái diễn; Không chỉ ở những giải đấu nhỏ mà cả những giải đấu lớn cũng thường xuyên sảy ra.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định (46/2019/NĐ-CP) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao

Nội dung tư vấn

Hai pha xấu chơi của Văn Quyết và Việt Anh với cầu thủ Đà Nẵng

Có vẻ như án phạt đã nói trên đầu bài viết chưa đủ sức răn đe; Do vậy trong vòng 7 (tối 2-4) đã có trường hợp bạo lực trong bóng đá hết sức nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Cuối hiệp 1, Việt Anh tung ra cú sút cận chân vào bụng ngoại binh Ibou Kebe của Đà Nẵng. Kebe cũng từng khoác áo Hà Nội FC. Đến phút 86, ngoại binh bên phía Đà Nẵng có pha lao ra truy cản và cướp bóng trong chân Quang Hải.

Văn Quyết lập tức lao đến đạp thẳng chân vào đùi Janclesio; Với hành vi bạo lực trong bóng đá này; May mắn là ngoại binh của CLB Đà Nẵng không gặp chấn thương nặng và trở lại thi đấu sau khi được các nhân viên y tế chăm sóc

Theo thuật ngữ chuyên môn thì đây là hành vi dùng lực quá mức; Tức là cố tình tấn công đối phương; Chiếu theo quy định thì trọng tài phải sử dụng thẻ đỏ để truất quyền thi đấu. Thế nhưng, trọng tài chỉ rút thẻ vàng!

Trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh đối diện án phạt nguội; Vì tình huống sút thẳng vào bụng tiền đạo Papa Ibou Kebe (Đà Nẵng). Đây là pha bóng khiến ban huấn luyện, cầu thủ và khán giả Đà Nẵng có mặt trên sân phản ứng dữ dội.

Tiền đạo Kebe (SHB Đà Nẵng) ngã trên sân, cùng lúc đó trọng tài Lê Đức Cảnh thổi còi phạt lỗi 12. Dù đã có còi, trận đấu tạm ngưng; Nhưng trung vệ Việt Anh (Hà Nội) vẫn cố tình chạy tới sút bóng thẳng vào người Kebe.

Đáng chú ý; hành vi này là cố tình xâm phạm cơ thể đối phương trong khi bóng chết bằng cách sút bóng thẳng vào người đối phương ( bạo lực trong bóng đá); Xứng đáng nhận thẻ đỏ. Thế nhưng trọng tài Lê Đức Cảnh chỉ rút thẻ vàng dành cho Việt Anh.

Xem thêm: Cá độ bóng đá có đúng là bất hợp pháp hay không?

Hình thức xử phạt

đối với hành vi bạo lực trong thể thao chính phủ đã ban hành nghị định

Điều 9. Vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.

Hành động giơ thẻ vàng thay vì thẻ đỏ của trọng tài

Nếu nhận định của trọng tài về cách xử phạt bạo lực trong bóng đá; Là đúng thì có vẻ mức phạt cho cầu thủ là hơi nhẹ và coi thường tính mạng an toàn của cầu thủ.

Vậy; Nếu hành vi của trọng tài bóng đá khi rút thẻ vàng là sai phạm thì sẽ xử phạt ra sao?

Điều 8. Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, Ngoài án phạt nguội của 2 cầu thủ trên; Thì sẽ còn phải vướng đến những vấn đề pháp lý mà chúng tôi vừa đưa ra trên; Để có 1 môi trường thể thao lành mạnh cần nên xử lý thật nghiêm khắc những hành vi bạo lực trong bóng đá như này; Thông tin mà chúng tôi nêu trên, quý vị chỉ nên dừng lại ở việc tham khảo, thảo luận; Để có thể được tư vấn pháp lý 1 cách chuyên nghiệp và nhanh chóng; Vui lòng liên hệ Luật sư X qua SĐT:
0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đá bóng triệt hạ đối thủ có bị xử phạt?” answer-0=”Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương; chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Bán độ bị phạt bao nhiêu” answer-0=” Hiện nay hành vi bán độ được coi là tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 Bộ Luật hình sự 2015 bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Gian lận tuổi để được đi thi đấu có sao không” answer-0=”Điều 8. Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm