Con cái có quyền được chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn không?

bởi NguyenTriet

Trong xã hội hiện nay, tình trạng ly hôn – ly dị không còn xa lạ, đặc biệt là những bạn trẻ. Tuy nhiên hệ lụy của việc cặp vợ chồng ly hôn khi đã có con là rất lớn, nó làm ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của con cái là không hề nhỏ khi không được sự quan từ cả bố lẫn mẹ. Là vậy nhưng liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì con cái có được chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Con dưới 36 tháng tuổi  có được chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn

Trong trường hợp này nếu bố mẹ ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi ( Lúc này một đứa bé chưa ý thức được những vấn đề phức tạp xung quanh). Chính vì vậy mà trong trường hợp này đối với con dưới 36 tháng tuổi thì không đủ nhận thức để có thể lựa chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn sẽ tốt hơn.

Do đó, pháp luật đã có quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Có thể thấy rằng khi con dưới 36 tháng thì hầu hết sẽ giao cho mẹ nuôi. Việc được mẹ nuôi dưỡng khi mới sinh ra sẽ tốt hơn ở với bất cứ ai. những đứa bé dưới 36 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cho sự phát triển của đứa bé là sữa mẹ. Với những người mẹ có thể trạng yếu, việc bên cạnh con lúc mới sinh ra cũng sẽ tốt hơn với mẹ và con. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những trường hợp ngoại lệ như: mẹ không đủ điều kiện nuôi ( Ví dụ như: kinh tế khó khăn, công việc không ổn định và không thể chăm sóc tốt cho con..) hoặc bố mẹ có thỏa thuận khác.

Điều kiện nuôi con của người mẹ: 

Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Tòa sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định:

  • Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.
  • Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

Như vậy, không phải tất cả trường hợp con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn mẹ sẽ được nuôi, nếu người chồng đưa ra các chứng cứ chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

2. Có được lựa chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn nếu từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi ?

Đối với những đứa bé từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi pháp luật cũng đã quy định trong Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”

Như vậy, nếu ở trường hợp con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi thì sẽ dựa vào sự thảo thuận của bố mẹ, nếu không thỏa thuận được thù Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên, phù hợp đáp ứng sự phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Có thể hiểu rằng để được quyền nuôi con thì sẽ dựa vào một số yếu tố sau:

  • Thu nhập hàng tháng ổn định
  • Môi trường sống tốt: Đảm bảo cho con những tiện nghi và giúp con lớn lên khỏe mạnh
  • Thời gian dành chon con
  • Nơi ở ổn định
  • Và một số điều kiện khách quan khác.

3. Con từ 7 tuổi có quyền chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn 

Tại Khoản 2 của Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Ở độ tuổi này khi con đã nhận biết được một số vấn đề trong cuộc sống, đã phát triển hơn cũng như đã có thể lựa chọn sống với bố hoặc mẹ sau khi ly hôn nên khi quyết định việc nuôi con thì phải xem xét nguyện vọng của con hay nói cách khác con có quyền được sống theo bố hoặc mẹ sau khi ly hôn.

Mặc dù bố hoặc mẹ có quyền nuôi con thì cả hai đều phải có nghĩa vụ và cũng như không ai được ngăn cản cha mẹ được thăm non và chăm sóc con cái của mình

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

 

Con nuôi có được trên 16 tuổi không?

Người được nhận nuôi làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng đang phát triển hình thành nhân cách,con người mà nhà nước rất quan tâm. Đảm bảo để trẻ em thực hiện đầy đủ bổn phận của mình,không phân biệt đối xử với trẻ em,tôn trọng lắng nghe,xem xét phản hồi ý kiến của trẻ em,…

Con riêng có nghĩa vụ chăm sóc mẹ kế không?

Khoản 2 điều 79: “con riêng có quyền và nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình (theo quy định tại các điều 70, 71, Luật Hôn nhân và gia đình 2014)”; bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau.

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm những gì?

Đơn khởi kiện (theo mẫu).
– Bản án ly hôn.
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực).
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm