Nơi nộp đơn ly hôn

bởi NguyenTriet

Khi cuộc hôn nhân đã đi đến hồi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Việc ly hôn gần như là không tránh khỏi. Để quá trình ly hôn được diễn ra thì khâu đầu tiên đó là vợ hoặc chồng hay có thể là cả hai (trong trường hợp thuận tình ly hôn) sẽ phải nộp đơn xin ly hôn tới tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết. Vậy cụ thể tòa án nào có thẩm quyển xử lý những vụ án ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

 

Căn cứ:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

 

Nội dung tư vấn

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng, qua đó làm chấm dứt những quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng. Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định có hai hình thức ly hôn đó là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Đối với mỗi hình thức ly hôn pháp luật quy định có những tòa án có thẩm quyền giải quyết cụ thể.

1. Nơi nộp đơn thuận tình ly hôn

  • Không có yếu tố nước ngoài

Đối với những trường hợp thuận tình ly hôn không có yêu tố nước ngoài, đồng thời việc ly hôn bắt nguồn từ ý chí tự nguyện muốn chấm dứt ly hôn của cả hai vợ chồng. Do đó, có thể vợ hoặc chồng sẽ là người làm và nộp đơn. Vì vậy, pháp luật quy định nơi nộp đơn trong những trường hợp thuận tình ly hôn là nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Cụ thể, căn cứ theo Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 39: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn;

Như vậy, nơi nộp đơn xin thuận tình ly hôn được pháp luật quy định là tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi mà vợ và chống cư trú. 

Ví dụ: Vợ chồng đã ly thân nhau nhiều năm, vợ sinh sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội còn chồng thì sinh sống tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tới khi cả hai cùng đồng thuận viết đơn ly hôn và nộp ra tòa để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Lúc này, cả tòa án quận Cầu Giấy và tòa án quận 1 đều có thẩm quyền giải quyết. Do đó, vợ hoặc chồng có thể nộp đơn tại một trong hai tòa án đó.

Đối với những trường hợp thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài, tức vợ hoặc chồng là người nước ngoài; vợ chồng có tài sản chung ở nước ngoài;…. Lúc này, nếu việc giải quyết ly hôn cần phải có các thủ tục ủy thác tư pháp thì thẩm quyển giải quyết các vụ việc này thuộc về tòa án cấp cao hơn. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 35: Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp quận, huyện

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, đối với các trường hợp thuận tình ly hôn nhưng có yếu tố nước ngoài cần phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì nơi nộp đơn thuận tình ly hôn sẽ là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn nếu việc thuận tình ly hôn tuy có yếu tố nước ngoài nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác thì tòa án cấp quận huyện vẫn có thẩm quyền giải quyết và người làm đơn sẽ nộp đơn tại tòa án quận huyện.

 

2. Nơi nộp đơn đơn phương ly hôn.

  • Không có yếu tố nước ngoài

Khác với trường hợp thuận tình ly hôn, việc đơn phương ly hôn là việc một bên vợ hoặc chồng khởi kiện vụ án ly hôn. Lúc này, người nộp đơn sẽ có tư cách là đương đơn, người còn lại có tư cách là bị đơn. Vì lẽ đó, theo pháp luật tố tụng dân sự, cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 39: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Như vậy, nếu vợ là người nộp đơn ly hôn thì sẽ phải căn cứ vào nơi cư trú của chồng để nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện tại địa phương đó và ngược lại. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì đương đơn có thể nộp đơn ly hôn tới Tòa án cấp quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết.

  • Có yêu tố nước ngoài

Nếu việc đơn phương ly hôn có một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài; có tranh chấp tài sản chung ở nước ngoài thì khi giải quyết vụ việc, sẽ phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp. Do đó, cũng căn cứ theo Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 nêu trên thì thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, khi làm đơn đơn phương ly hôn trong những trường hợp này, vợ hoặc chồng sẽ nộp đơn tại tòa án cấp tỉnh nơi mà bên còn lại cư trú.

Và nếu trường hợp đơn phương có yếu tố nước ngoài, nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì người làm đơn sẽ nộp đơn khởi kiện tòa án cấp quạn, huyên nơi bên còn lại cư trú để giải quyết.

Hy vọng bài viết trên giúp quý độc giả dễ dàng hơn trong việc xác định nơi nộp đơn ly hôn trong các trường hợp cụ thể

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm