Hiện nay tình trạng con ngoài giá thú khá phổ biến và không còn xa lạ với chúng ta. Con ngoài giá thú tuy không phải là khái niệm mới mẻ; có thể mỗi chúng ta đã nghe rất nhiều. Tuy nhiên; Khái niệm về con ngoài giá thú nhiều khi còn bị hiểu sai hoặc hiểu thiếu. Vậy Con ngoài giá thú là gì? Và con ngoài giá thú được hưởng những quyền lợi gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nộ dung tư vấn
Con ngoài giá thú là gì?
Trong pháp luật không có định nghĩa nào về con ngoài giá thú là gì. Tuy nhiên; hiểu theo lẽ thông thường thì con ngoài giá thú là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vậy; con ngoài giá thú sẽ chỉ xuất hiện trong hai trường hợp:
- Hai bên nam nữ có con khi chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn (Cả hai đều còn độc thân);
Việc chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn có con, các bên vẫn phải có quyền và nghĩa vụ với con căn cứ theo Quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Hai bên có tình cảm phát sinh và có con với nhau. Tuy nhiên 1 trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn.
Quyền xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú
Dù sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp hay không thì đứa trẻ sinh ra vẫn phải được pháp luật bảo hộ về quyền và nghĩa vụ như một đứa trẻ bình thường khác. Bởi vậy; Luật hôn nhân và gia đình quy định quyền xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú. Cụ thể tại Điều 101:
- Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp; hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Không ai sinh ra mà mất quyền không được nhận bố mẹ vì sinh không trong thời kỳ hôn nhân cả. Việc xác định cha mẹ cho con là quyền của con và cũng là nghĩa vụ. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích của con theo quy định.
Theo đó; việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.
Các quyền lợi của con ngoài giá thú là gì
Sau khi được hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con; thì con ngoài giá thú cũng sẽ có đầy đủ tất cả các quyền lợi của một người con bình thường. Bao gồm các quyền nhân thân như Quyền cư trú; quyền hộ tịch; giám hộ, quyền tài sản, thừa kế….
Trong đó; quyền sống chung cùng cha mẹ được pháp luật bảo hộ cho đến khi con thành niên Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014; theo điều 70:
- Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng; có quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất; trí tuệ và đạo đức.
- Có nghĩa vụ yêu quá kính trọng, biết ơn, hiếu thảo; phụng dưỡng cha mẹ; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành. Quy định cụ thể tại Điều 118.
Thực tế; có nhiều người vợ/chồng sẽ không thoải mái khi phải sống chung với con ngoài giá thú. Tuy nhiên; đứa trẻ sinh ra không hề có lỗi lầm gì cả, việc chăm nom, sinh sống cùng là nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ. Hãy yêu thương và tạo môi trường sống tốt nhất cho tất cả những đứa trẻ.
Mời bạn đọc xem thêm
- Nhận con ngoài giá thú làm con nuôi có được không?
- Cha mẹ có phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ”Con ngoài giá thú là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Như đã biết đứa trẻ sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân thì đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đều thì không phải lỗi của chúng. Do đó mà dù là con ngoài giá thú hay con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đều có quyền, nghĩa vụ với cha mẹ như nhau. Bởi vậy; nếu cha mẹ chết thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế; hoặc từ chối di sản thừa kế.
Cấp dưỡng là quan hệ tài sản gắn liến với nhân thân của mỗi người nên không thể chuyển giao cho người khác. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện mà không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác. Đó là việc đóng góp tiền hoặc tài sản để đấp ứng nhu cầu thiết yếu cho người không sống chung với mình nhưng có quan hệ huyết thống; trong trường hợp người đó chưa thành niên; đã thành niên những không có khả năng lao động; không có tài sản nuôi bản thân theo quy định của luật.