Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?

bởi Hoàng Yến
Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng, khi bố mẹ không đăng ký kết hôn hay không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Nhà nước hệ thống pháp luật vừa mang tính răng đe vừa mang tính nhân đạo, ban hành những chính sách về quyền lợi, nghĩa vụ mỗi công dân phải thực thi. Trong đó, về quyền của con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định? Sau đây, sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả đón theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Con ngoài hôn thú được hiểu là gì?

Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài hôn thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.

Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).

Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).

Các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm: Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn; Nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con; con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.

Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?

Con ngoài hôn thú có bị mất quyền trong việc hưởng thừa kế như con trong hôn thú không? Cũng như về quyền và nghĩa vụ có ngang bằng nhau không? Hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời được Luật sư X giải đáp ngay bên dưới:

Hiện nay pháp luật dân sự Việt Nam không có sự phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha, mẹ. Vì vậy, dù là có là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì vẫn được pháp luật bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì các con (kể cả trong giá thú và ngoài giá thú) đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không có sự phân biệt. Và do cùng nằm trong một hàng thừa kế nên sẽ được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật ngang bằng nhau.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật HN&GĐ, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền, nghĩa vụ như nhau với cha mẹ của mình.

Do đó, có thể thấy, dù là con ngoài giá thú hay con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đều có quyền, nghĩa vụ với cha mẹ như nhau. Bởi vậy, nếu cha mẹ chết thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, người con ngoài hôn thú vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế và có quyên lợi như con trong hôn thú được quy định nội dung “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?

Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?

Phân chia di sản thừa kế cho con ngoài hôn thú như thế nào?

Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của mỗi công dân khi đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn được hưởng quyền thừa kế, không phân biết con trong hay ngoài hôn thú thì quyền hưởng là như nhau theo luật định. Sau đây, Luật sư X cung cấp đến quý đọc giả nội dung về phân chia di sản thừa kế cho con ngoài hôn thú như thế nào?

Chia di sản thừa kế theo di chúc

Khi người để lại di sản qua đời mà có để lại di chúc, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Người đó có để lại tài sản của mình cho con ngoài giá thú.

  • Theo Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về quyền thừa kế xác định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Bất cứ một cá nhân nào còn sống, không thuộc trường hợp bị truất thừa kế hoặc tự nguyện từ chối không nhận thừa kế, không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 thì đều có quyền được hưởng thừa kế.
  • Như vậy, con ngoài giá thú không thuộc trường hợp loại trừ trên thì người con vẫn có thể có quyền thừa kế theo di chúc do cha mẹ để lại

Trường hợp 2: Người đó không để lại tài sản cho con ngoài giá thú trong di chúc

  • Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, và nếu không có để lại tài sản thì pháp luật vẫn đảm bảo cho con ngoài giá thú hưởng được phần lợi ích tối thiểu.

+ Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015, con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

+ Vậy, nếu con ngoài giá thú là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì người con vẫn được hưởng một phần di sản ít nhất bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo quy định pháp luật, không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Chia di sản thừa kế theo pháp luật

  • Căn cứ Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu con riêng chăm sóc, nuôi dưỡng với cha dượng, mẹ kế như mối quan hệ cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế di sản của họ.
  • Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật bao gồm: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Bên cạnh đó, khoản 2 điều này quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
  • Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định phân phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha để lại. Theo đó, con ngoài giá thú sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha mẹ con, quan hệ chăm sóc – nuôi dưỡng nhau và được hưởng di sản thừa kế tương đương với phần của những người thuộc hàng thừa kế đó.
  • Như vậy, ngay cả khi không có di chúc, con ngoài giá thú vẫn có thể có quyền thừa kế di sản của người cha nếu chứng minh được quan hệ cha mẹ con của họ và quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do đó cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để kế thừa.

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để thủ tục nhận cha cho con, người đề nghị phải Nhậm khai (theo mẫu quy định). Đính kèm theo Tí khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của cháu bé; giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng từ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có).

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký nhận cha, các bên phải có mặt, ngoại trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký công việc nhận cha, con và Quyết định công việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (gia đình người cha không đồng ý) thì cần phải làm đơn khởi động yêu cầu cấu trúc xác định cha cho con. Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định và (nếu người cha đã chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị) – em,…). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước khi chết.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha bằng với các đồng thừa kế khác (thừa kế theo luật).

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Con ngoài hôn thú có được hưởng thừa kế không theo quy định?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh?

Con ngoài giá thú dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn có quyền được làm giấy khai sinh và nhận cha con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân.
Do con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của vợ chồng nên đứa trẻ được sinh ra sẽ mặc nhiên là chưa được xác định cha và để trống phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 123, con ngoài giá thú chỉ được ghi tên cha trong Giấy khai sinh nếu người cha yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm đăng ký khai sinh. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Người có con ngoài giá thú có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Hiện nay không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có con ngoài giá thú (chỉ có con, không chung sống như vợ chồng).
Tuy nhiên trong trường hợp người đã kết hôn, có con ngoài giá thú và chung sống như vợ chồng với người khác thì người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Cơ quan thẩm quyền nào giải quyết tranh chấp về thừa kế?

heo quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
Lưu ý:
– Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;
– Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm