Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

bởi Luật Sư X
Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Trong xã hội hiện đại, việc nhận nuôi con nuôi không còn là việc hiếm. Khi nhận nuôi con nuôi đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ giữa cả hai bên là cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau, một trong số đó có là những vấn đề liên quan đến thừa kế. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm “Con nuôi có được hưởng thừa kế không?”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Điều kiện để được công nhận là con nuôi

Căn cứ theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 thì để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau: người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; có tư cách đạo đức tốt và con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  • Thứ hai, việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài. Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. 

2. Vậy con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Trước hết, để được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi thì con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 như đã phân tích ở phần 1 thì khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.

Cùng với đó, pháp luật dân sự hiện hành thừa nhận hai dạng thừa kế là thừa kế di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Đối với thừa kế di chúc, dựa trên ý nguyện của người đã khuất, nếu như cha mẹ nuôi có ghi tên con nuôi trên di chúc của mình với ý nguyện để lại tài sản cho con nuôi và di chúc đảm bảo quy định pháp luật thì con nuôi hoàn toàn được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi mình và không có ai có quyền ngăn cản.  
  • Đối với thừa kế theo pháp luật thì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”. Căn cứ theo quy định của pháp luật, thì đối với trường hợp nếu cha mẹ nuôi không có di chúc thì con nuôi vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi của mình.

Như vậy, thông qua những quy định của pháp luật, có thể khẳng định rằng con nuôi có được hưởng thừa kế khi đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết hứu ích đối với bạn

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi liên quan

Là con nuôi của người khác có được nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ không?

Con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.
Tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi; vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.
Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi; thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc.
Bởi vậy, khi đã được nhận làm con nuôi của người khác; thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ?

Theo điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Trong đó, việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế; nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết cùng với con đẻ; tức là được hưởng quyền thừa kế như con đẻ.

Điều kiện để được công nhận là con nuôi như thế nào?

Người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:
Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt.
Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm