Việc nhận con nuôi phải tuân thủ các nguyên tắc, tình tự nhất định theo quy định của pháp luật. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhận con nuôi, pháp luật ngày càng mở rộng về điều kiện cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính cho việc nhận con nuôi. Trong đó, trường hợp bố dượng/mẹ kế nhận con chồng/vợ mình làm con nuôi cũng là một vấn đề hết sức được quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Bố dượng, mẹ kế được nhận nuôi con riêng của vợ chồng mình không?
Nuôi con nuôi là quyền của công dân bằng việc xác lập quan hệ cha/mẹ và con giữa người nhận nuôi và người nhận nuôi. Việc nhận nuôi chỉ được công nhận hợp pháp khi các bên trong quan hệ nhận nuôi hoàn thành thủ tục đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể theo Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010:
Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Song song với quyền nhận con nuôi, thì cá nhân có quyền được làm con nuôi theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi người, nhu cầu được làm con nuôi của mỗi người được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Cụ thể tại Điều 39 Luật Dân sự 2015:
Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
…
Xét vào mức độ tốt nhất về điều kiện phát triển cũng như là môi trường giáo dục, pháp luật cũng quy định về thứ tự ưu tiên khi con nhận con nuôi. Trong đó, thứ tự ưu tiên được lựa chọn gia đình nhận trẻ em được quy định theo Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010
- Cha dượng, mẹ kế;
- Cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Những người cùng hàng cùng xin nhận một người làm con nuôi, trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét đến môi trường giáo dục, chăm sóc và điều kiện nuôi dưỡng để đưa ra quyết định xem ai là người có đủ điều kiện được nhận nuôi trẻ.
Như vậy, bố dượng và mẹ kế được quyền nhận con nuôi của chồng/vợ mình làm con nuôi. Tuy nhiên, quyết định cho phép nhận con nuôi sẽ phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện nuôi dưỡng, môi trường giáo dục, … để cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép nhận con nuôi.
Điều kiện để nhận nuôi con riêng của vợ chồng
Đối với người nhận nuôi, phải đáp ứng 04 điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định của pháp luật dân sự; Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người từ đủ 18 tuổi; trừ trường hợp bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, nghiện ma túy,…
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất; Điều kiện về kinh tế không phải quá tốt nhưng đủ điều kiện căn bản; đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của bé.
- Có tư cách đạo đức tốt; Không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi.
Đối với con được nhận nuôi; để được mẹ kế, cha dượng nhận nuôi thì người con nuôi phải dưới 18 tuổi. Căn cứ theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi.
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Hồ sơ cần chuẩn bị để hoàn thiện thủ tục nhận con nuôi bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình; tình trạng chỗ ở; điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục nhận nuôi con nuôi
Câu hỏi thường gặp
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi gồm:
+ Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
+ Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
+ Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.